Chuyển đến nội dung chính

Yêu và chết - Chương 5

YÊU VÀ CHẾT – CHƯƠNG 5

Tác Giả:  Người Khăn Trắng
Tình Trạng: Đã Hoàn Thành





Chương 5: Cuộc hội ngộ


Lần dọn nhà này đã là thứ ba, chỉ trong vòng hai năm. Mà đâu chỉ dọn gọn nhẹ, đằng này mỗi lần dọn là cả một khối gia tài khổng lồ. Dọn nguyên cả một ngôi biệt thự!
Có người thắc mắc, chẳng hiểu tại sao ông chủ nhà trẻ tuổi có cái tên nghe như người nước ngoài Robert Lý này lại hay thay đổi nhà như vậy? Câu hỏi thắc mắc đó chỉ được giải đáp khi chính người tài xế lâu năm của ông ta là Tư Tài tiết lộ rằng, sở dĩ chủ mình chuyển nhà hoài cũng chỉ vì… chứng mất ngủ!
Tại sao một người quá giàu có như ông ta lại khó ngủ, trong khi đó là bệnh của những người nghèo, những người phải tất bật với trăm công ngàn việc, phải suy nghĩ tính toán mưu sinh?
Cũng chính tài xế Tài có lần đã nói:
– Chẳng hiểu sao ông chủ tôi cứ nửa đêm là thức trắng tới sáng, và mỗi lần như vậy thì ông thường bắt mọi người trong nhà phải bật đèn sáng hết tất cả các phòng ốc trong nhà. Hỏi tại sao thì ông ta không nói mà chỉ gầm thét rất dữ mỗi khi ai đó không nghe lời, không làm đúng ý ông ta!
Robert Lý là một đàn ông tuổi còn trẻ, chứ chưa phải là một ông cụ lẩm cẩm, khó tính, vậy mà đã có một thói quen kỳ lạ như vậy, ắt phải có nguyên do.
Tuy nhiên, ngoài những tiết lộ hiếm hoi của tài xế như vậy, chẳng một ai khác biết được gì thêm. Mà cũng khó mà biết được, bởi ngoài anh tài xế nói ra ít ỏi những điều đó rồi ngậm miệng, có cho vàng anh ta cũng không nói thêm, còn những người giúp việc khác trong nhà hầu như trước sau gì cũng bị cho nghỉ việc.
Ông chủ vốn độc thân từ lúc mọi người được biết ông như một người thích chuyển nhà như thay quần áo!
Ngôi biệt thự nằm trong khu đất rộng hơn nửa mẫu tây này có tiếng là đẹp và sang trọng. Đã nhiều người trước ông Robert Lý này muốn mua mà không mua
được, tại người bán nói giá quá cao, vậy mà khi ông ta vào coi, chỉ hỏi giá, sau
đó ông ta ký tờ chi phiếu trả tiền ngay, không đắn đo suy nghĩ.
Ông ta mua nhà giống như mua món hàng vài ngàn đồng. Khi dọn về ở, việc đầu tiên ông ta làm là sai tài xế Tài đi rước một ông thầy địa lý gốc từ Hồng Kông sang, khá nổi tiếng trong giới người Hoa ở Chợ Lớn. Ông thầy địa lý đó được chủ nhân yêu cầu có một điều:
– Nhà này tôi ưng ý hầu hết các chi tiết về xây dựng, không phải sửa đổi điều chi hết, chỉ yêu cầu ông trấn yểm thế nào cho yên ổn, nhất là để ban đêm cho nhà bớt lạnh!
Lời yêu cầu khá kỳ quặc, vậy mà ông thầy địa lý lại nhận lời ngay. Ông ta còn quả quyết:
– Chứng mất ngủ của ông cũng sẽ chấm dứt từ nay!
Robert Lý có vẻ hài lòng lắm, anh ta thưởng trước cho ông thầy địa lý một số tiền lớn, coi như vừa nhận được từ ông thầy này một ân huệ gì đó lớn lắm!
Đó là đêm thứ ba Lý dọn về ở trong ngôi nhà đắt tiền của mình. Anh ta thật sự hài lòng, bởi rõ ràng như lời cam kết của ông thầy địa lý, hai đêm rồi Lý ngủ yên giấc, lại ngủ giấc dài, không mộng mị, không giật mình lúc nửa đêm.
Ông ta quá đỗi vui, gọi tài xế Tài tới và dặn:
– Từ nay cậu không phải thức chờ lệnh mở đèn sáng như trước kia nữa. Tôi có thể ngủ trong bóng tối được rồi…
Đêm nay Lý đi ngủ khá sớm, lúc chưa đầy mười giờ. Đèn ngủ trong phòng ông cũng tắt hết, chứng tỏ ông ta đã bình yên, ngủ ngon…
Cho đến nửa đêm hôm đó…
– Tư Tài hả? Sao giờ này mày còn chưa ngủ, mà…
Hỏi tới đó thì ông Lý bật dậy, bởi ông cảm giác người bước qua cửa sổ ngoài không phải là Tài. Một người có mái tóc dài đang phất phơ trước gió…
– Ai vậy?
Sau câu hỏi của ông Lý thì chợt vang lên một âm thanh va chạm, giống như vật gì đó vừa ngã đổ. Hốt hoảng, ông Lý hỏi to:
– Sao vậy?
Ông không kịp suy nghĩ, đã tung cửa chạy ra nơi vừa phát ra tiếng động. Quả nhiên trước mặt ông là một người đang nằm sóng soài trên sàn: một phụ nữ với mát tóc dài!
Không có đèn sáng, nhưng do trời có trăng, nên Lý cũng đã nhận ra người nằm kia là một phụ nữ còn khá trẻ. Ông hơi lưỡng lự một chút, rồi bằng phản xạ tự nhiên ông luồn tay qua thân thể cô gái đỡ dậy, vừa lẩm bẩm:
– Sao lại đi đâu vào giờ này?
Rồi một cách tự nhiên, Lý bế xốc nạn nhân vào phòng mình. Và thay vì gọi tài xếTài, ông ta lại tự tay mình đặt cô gái lên giường. Khi bật đèn sáng lên, ông ta càng kinh ngạc hơn khi nhận ra đó Ìa một cô gái trẻ, lại đẹp như tranh vẽ.
– Cô ta là ai?
Lý tự hỏi, cũng vừa lúc cô gái trở mình, mở mắt ra và thảng thốt kêu lên khẽ:
– Đây là…? Lý trấn an:
– Tôi là chủ nhân ngôi nhà này. Vừa rồi nghe cô bị ngã bên ngoài nên tôi mạn phép đưa vào đây.
Cô gái bật dậy, nhưng choáng váng suýt ngã, Lý phải đưa tay đỡ và lên tiếng:
– Cô cứ nằm cho khoẻ hẳn đã!
Cô gái đưa cả hai tay ôm lấy ngực như muốn che giấu điều gì. Lúc này Lý mới để ý, ngực áo cô ta bị rách toạc một mảng lớn mà lúc nãy đo vội nên ông không để ý.
Bằng một động tác thật nhanh, Lý lấy vội chiếc áo khoác của mình đang để ở đầu giường rồi trùm lên người cô ta kèm lời trấn an:
– Cô đừng ngại, nhà này ngoài tôi ra còn có tài xế đang ngủ gần đây. Cô cứ nghỉ ngơi cho khoẻ rồi cần về thì tôi gọi tài xế đưa về. Tôi tên Lý!
Cô gái có vẻ bình tĩnh hơn, cô nói rất khẽ:
– Em là Mỹ Nhung. Em…
– Thôi được rồi, cô chưa cần nói gì đâu, cứ nghỉ ngơi đi đã. Để tôi pha ly chanh nóng cho cô uống sẽ ấm người. Có vẻ cô bị lạnh.
Cô ta vẫn còn run, nhưng sau khi được choàng chiếc áo khoác thì có vẻ đỡ
hơn. Cô hơi ngại muốn rời khỏi giường, nhưng Lý đã kịp lên tiếng:
– Không sao cả, cô cứ ngồi đó.
Nhưng cô gái đã chủ động chuyển qua ngồi trên một trong hai chiếc ghế dựa trong phòng, vừa áy náy lên tiếng:
– Thật làm phiền ông quá. Tôi đi lạc…
– Sao cô lại lạc vào nhà này, trong khi cổng ngoài đã khoá và tường rào bao quanh ngôi nhà khá cao?
– Dạ… em bị người ta truy đuổi. Chỉ vì em… nhìn thấy một vụ… giết người! Câu nói khiến Lý sửng sốt:
– Cô nói ai giết người? Giết ở đâu?
Đưa tay chỉ ra ngoài, cô gái giọng vẫn còn thất thần:
– Ngoài kia, ở xóm nhà bên ngoài… Rồi cô ta giải thích rành rọt:
– Nhà em ở cạnh tường rào nhà này, lúc nãy em đang ngủ thì nghe có tiếng người kêu cứu bên ngoài, em mở cửa bước ra thì vừa lúc chứng kiến một người đàn ông đang vung dao chém một người khác. Em hoảng quá liền la lên, thế là hung thủ quay qua đuổi em, có lẽ hắn ta sợ bị lộ hành vi giết người của mình! Em quýnh quá nên leo vội lên gốc cây cạnh tường và… nhảy đại vào vườn nhà này. Em cố chịu đau và bò lê tới đây.
Lời giải thích khá hợp lý nên ông Lý không hỏi thêm, ông muốn hỏi xem cô gái có bị thương chỗ nào không, nhưng thấy cô vẫn còn lấy tay ôm ngực, nên không tiện hỏi. Chợt nhìn thấy một dòng máu thấm qua kẽ tay cô, Lý hốt hoảng:
– Cô bị thương rồi!
Cô gái không đáp, vừa nhích tay ra khỏi chỗ bả vai thì ngã phịch xuống sàn nhà! Hốt hoảng, Lý đỡ cô và một lần nữa đưa trở lại giường. Lần này cô gái ngất đi hẳn…
Đồng hồ trên tường lúc ấy đổ một tiếng khô khan…


Định thức canh cho cô gái ngủ sau khi chính mình băng vết thương trên bả vai cô ta, nhưng cuối cùng Lý cũng ngủ thiếp đi. Đến lúc choàng tỉnh thì nghe bên ngoài có tiếng gọi khá to của tài xế Tài:
– Ông chủ ơi, trưa quá rồi! Hôm nay ông có dặn là mình đi sớm lên vườn cao su thăm người bạn của ông ở Tây Ninh mà!
Lúc này Lý mới chợt nhớ, ông nhìn lên giường và hốt hoảng khi không thấy cô gái nằm trên đó:
– Đâu rồi?
Từ bên ngoài, Tài tưởng ông chủ hỏi mình nên vội lên tiếng:
– Ông nói cái gì đâu rồi?
– Cô… à không không, tao nói… Ông mở cửa phòng, ngơ ngác hỏi:
– Mày có thấy ai ngoài này không? Tài ngẩn người ra:
– Đâu có ai!
Sợ Tài phát hiện ra những bất thường trong phòng, Lý bảo:
– Thôi, mày ra ngoài chờ đi, tao sửa soạn một chút cái đã!
Trở vào nhìn lên giường, ông phát hiện trên gối nằm có mấy chữ viết vội bằng son môi:
“Cám ơn anh đã cho nghỉ ngơi và săn sóc vết thương. Em có việc phải về nhà gấp, hẹn sẽ có dịp đền đáp công ơn.
Mỹ Nhung.”
Lý ngẩn ngơ mấy giây rồi đưa mắt nhìn ra phía sau vườn, nơi có bờ tường cao ngăn với xóm nhà bên ngoài. Ông suy nghĩ một lúc rồi hỏi tài xế Tài:
– Mày có biết xóm nhà phía sau vườn mình không? Tài gật đầu:
– Dạ, có biết. Nhưng em chưa qua đó lần nào từ khi ông dọn về đây.
– Đưa tao qua đó! Tài ngạc nhiên:
– Thưa ông…
Lý không để cho Tài hỏi thêm, đã bước nhanh ra sau vườn.
– Ủa, sao ông đi lối này?
– Tao muốn!
– Bộ ông muốn leo qua tường sao? Tốt hơn..
Tuy không có ý định đó, nhưng Lý cũng muốn tận mắt nhìn xem lời kể của cô gái có đúng hay không, nên giục Tài bước tới tận bờ tường. Sẵn có thang leo hái trái để gần đó, đích thân Lý trèo lên và nhìn sang bên kia. Quả nhiên có một cây mít to. Cành của nó giẻ qua tận bờ tường. Lý thầm bảo:
– Cô ta nói đúng…
Rồi anh cùng với Tài đánh xe vòng qua bên xóm nhà. Đến lúc này Lý mới hơi lúng túng, anh chẳng biết phải hỏi thế nào cho phải, bởi cô nàng và anh chỉ mới quen biết nhau qua một giây phút ngắn ngủi…
Cũng may, vừa khi ấy có một ông cụ từ trong ngôi nhà sát bờ tường bước ra, ông nheo mắt hỏi khách lạ:
– Mấy chú kiếm ai? Lý vội đáp:
– Dạ… cháu muốn tìm cô Mỹ Nhung.
Ông già nhìn sững vị khách sang trọng rồi lặng lẽ quay bước vào trong, buông một câu mời:
– Mời anh vào nhà.
Lý để Tài ngồi ngoài xe, còn anh theo vào trong. Thấy nhà vắng người, lại không có tăm hơi gì của cô gái, Lý vừa định lên tiếng hỏi thì ông cụ đã nói:
– Anh cần gặp cháu tôi có việc gì?
– Dạ, cháu…
– Anh chưa cho tôi biết, anh quen thế nào với cháu gái tôi?
– Dạ, cháu và cô Mỹ Nhung chỉ mới quen. Cháu muốn hỏi thăm vết thương trên vai của cô ấy đã đở chưa ạ!
Ông cụ giật mình:
– Nó bị thương sao? Lý ngạc nhiên:
– Vậy cô ấy chưa về nhà sao? Cô ấy… Ông cụ chợt đổi giọng:
– À không… Tôi muốn hỏi, anh là người cứu cháu phải không? Lý thở phào:
– Dạ, cũng gần như vậy. Cháu muốn biết bây giờ cô ấy có khoẻ không? Ông cụ nhẹ gật đầu:
– Nó không sao!
– Thưa ông, cô ấy…
– À, nó hiện không có ở nhà. Tối qua có lẽ nó về bên nhà nội nó…
– Dạ, bác đây là…
– Tôi là ông ngoại. Cháu nó ở đây với tôi từ khi ba má nó vắn số đến nay.
Lý nhìn lên tướng thấy có bức chân dung của Mỹ Nhung khá to treo cạnh một phụ nữ lớn tuổi mà vừa thoạt nhìn Lý đã ngờ ngợ, hình như quen quen…
Anh chưa kịp hỏi thì ông cụ đã nói:
– Cháu uống nước đi!
Ông thấy Lý cứ nhìn lên mấy bức ảnh trên tường thì nói:
– Nó và mẹ nó lúc còn sống.
– Dạ… bà ấy có phải là bà Thu Hà?
Ông cụ ngạc nhiên:
– Cậu biết con gái tôi?
– Dạ, nếu đúng đó là bà Thu Hà thì cháu có biết. Trước đây bà và ba má cháu có quen.
– Vậy cậu là con ai?
– Dạ, ba cháu là thầu khoán Lê Khả.
Ông cụ trợn tròn mắt nhìn Lý khá lâu rồi reo lên:
– Quả là trái đất tròn! Tôi có biết ba cậu. Ngày xưa…
Ông chợt khựng lại và rồi nín lặng, tinh ý lắm mới nghe ông thở dài. Rót tách trà nóng mời Lý uống, ông vừa nhìn đồng hồ tay rồi nói:
– Xin lỗi cậu, tôi có việc phải ra chợ. Hôm nay là ngày giỗ của con gái tôi. Lý vội vã:
– Dạ xin lỗi bác, cháu làm phiền bác quá. Anh kiếu từ và ra xe giục tài xế:
– Mình về thôi.
Tài mở khoá xe, nhưng sau mấy lần khởi động xe vẫn không chạy được. Lý càu nhàu:
– Đã dặn nhiều lần rồi, phải chăm sóc xe cẩn thận… Tài lúng túng:
– Thưa ông, em mới chỉnh lại xe hôm qua, nó còn ngon lành mà.
– Coi lại xăng thế nào!
– Dạ, em mới đổ chiều hôm qua, còn đầy bình.
Lúc ấy, Lý thấy ông cụ đạp chiếc xe đạp đi qua, trên xe máng cái giỏ đi chợ. Anh lại giục:
– Người ta đi xe đạp mà còn nhanh hơn mình kìa!
Xe chưa kịp nổ máy thì chợt Lý phát hiện có một nghĩa trang nhỏ phía sau ngôi nhà, anh bảo với Tài:
– Hoá ra nhà mình ở cạnh một nghĩa địa mà lúc mua mình không để ý. Tài đã nhìn thấy lúc đậu xe chờ, anh ta nói với ông chủ vẻ thân tình:
– Đây là nghĩa địa riêng, chỉ có vài ngôi mộ thôi. Không chừng của nhà này
đó cậu.
Tự dưng Lý thấy tò mò, anh bảo:
– Mày ráng nổ máy đi, để tao ra coi.
Anh bước nhanh ra phía sau nhà như bị một điều gì đó xúi giục, không thể cưỡng được. Ngôi mộ đầu tiên anh nhìn thấy đã làm cho hai mắt hoa lên, anh phải dụi hai lần và ghé sát hơn vào bia mộ:
“Mộ chí Nguyễn thị Mỹ Nhung.”
– Cái gì?
Lý không tin vào mắt mình, anh cúi hẳn xuống nhìn và trong lúc còn bàng hoàng thì chợt nghe có giọng nói phía sau:
– Đây là chị em sinh đôi, trùng tên với cháu nó.
Quay lại thấy ông cụ lúc nãy vừa trở về, Lý lúng túng nói:
– Dạ, xe cháu chết máy, nên cháu…
– Cậu tò mò vì cái tên trên mộ bia phải không?
– Không phải là nó mà là đứa em nó, trùng tên. Lý nghe tim mình đập nhẹ đi và anh thở phào:
– Vậy mà cháu cứ tưởng…
Vừa khi ấy, tài xế gọi vọng vào:
– Nổ máy được rồi cậu ơi!
Lý vội chào ông cụ rồi bước ra xe ngay, sợ ông già hỏi thêm. Anh cũng chẳng hiểu sao mình như vậy nữa.
Khi xe chạy rồi anh mới hỏi Tài:
– Mày có gặp trường hợp hai chị em trùng tên bao giờ chưa? Tài đáp ngay:
– Có chứ cậu. Như ở quê em, hai đứa đều tên là Lài, nhưng một đứa là Lài chị, còn đứa kia là Lài em.
– Nhưng một người sống một người chết, mày đã gặp chưa?
– Dạ chưa. Mà ai vậy cậu?
– Nhà đó đó. Cô chị tên Mỹ Nhung mà em cũng cùng tên, cô chị sống, cô em chết.
Tài nhìn sang cậu chủ:
– Bộ cậu quen ai trong hai cô sao?
Lần đầu tiên Lý lúng túng trước tài xế của mình:
– Ơ đâu có!
Tài lờ mờ đoán ra chuyện gì đó nhưng không dám hỏi. Anh chỉ hỏi khi xe ra tới ngoài đường cái:
– Mình có đi Tây Ninh không cậu? Lý nhìn đồng hồ tay rồi đáp:
– Thôi khỏi, mình về nhà.
Vừa về tới nhà, Lý đã đi ngay vào phòng riêng và vừa mở cửa ra anh đã suýt kêu lên, bởi trên giường của anh đang có người nằm. Mà người đó không ai khác hơn là Mỹ Nhung!
– Sao cô lại ở đây?
Cô gái nhoẻn miệng cười rất tươi, khác hẳn vẻ tiều tuỵ đêm qua:
– Dạ, em không ra ngoài được.
– Vậy ra từ đêm qua đến giờ cô vẫn còn ở trong nhà này? Mà sao sáng nay…
– Em tính không làm phiền anh nữa nên định trở ra bờ tường để trèo về bên kia, nhưng em vừa trèo thì bị ngã, em nằm ngất đi ở bụi cây.
Lý hốt hoảng:
– Cô bị ngất suốt từ đó ư? Cô gái bẽn lẽn:
– Em tỉnh lại sau đó, nhưng khi vào đây thì anh đã đi ra ngoài rồi.
– Vậy sao cô vào phòng tôi được?
– Anh đi mà đâu có khoá cửa phòng, nên em vào đại. Bởi em nghĩ, không quen ai trong nhà này, vậy cách an toàn nhất là vào phòng người em từng làm quen đêm qua cho chắc ăn!
Một lần nữa, Lý bị thuyết phục bởi cách nói năng lưu loát của cô gái trẻ, anh nhìn cô ái ngại:
– Vết thương cô sao rồi? Cô gái cười hồn nhiên:
– Ngất đi một lúc lâu, khi tỉnh lại thì hầu như vết thương không còn đau nữa. Cám ơn anh!
Lý cau mày:
– Cô bị nhốt trong nhà tôi mà lại cám ơn tôi là sao?
– Là vì… nếu trở về sớm thì chắc chắn em sẽ no đòn với ông ngoại. Ông ngoại em thương em, nhưng bỏ nhà đi qua đêm là không được.
– Nhưng tối qua cô nói là bị bọn người xấu đuổi theo mà? Vả lại, đâu có nghe ông ngoại cô nói gì chuyện rầy rà…
Nghe Lý nói, cô gái trố mắt nhìn anh:
– Sao anh biết? Bộ anh… Lý đành thú nhận:
– Tôi xin lỗi vì đã phải sang tận nhà cô để hỏi thăm. Bởi cô biến mất đột ngột khiến tôi lo lắng.
Cô gái cất giọng dò hỏi:
– Anh gặp ai trong nhà?
– Thì ông ngoại cô và cả…
Lý ngừng nói, nhìn cô gái vài giây mới tiếp lời:
– Thấy cả ngôi mộ mang tên cô nữa!
Câu nói đó khiến cô nàng bật dậy liền. Nhưng Lý lại nói luôn:
– Ngôi mộ mang tên Mỹ Nhung, nhưng ông ngoại cô nói đó là người em song sinh trùng tên.
Cô nàng ngồi xuống giường, sắc mặt giãn ra.
– Đúng thế chứ, cô Mỹ Nhung?
Lần đầu tiên nghe anh gọi chính tên mình, cô nàng hài lòng:
– Anh không ngạc nhiên khi em không phải là người nằm dưới mộ? Câu hỏi hơi bất ngờ khiến Lý phải mất vài giây mới đáp:
– Tôi đi tìm cô là tìm người còn sống, chứ đâu muốn nhìn ngôi mộ! Cô nàng vụt đứng lên định bước ra thì Lý gọi lại:
– Cô nói là sợ về bị ăn đòn sao bây giờ lại về?
– Anh đã thấy ông ngoại em đi chợ rồi phải không? Như thế Ìa ổn, em chỉ việc về nhà nấu cơm sẵn, đợi ông mang thức ăn về là ông sẽ vui ngay, không rầy và chắc chắn là không đánh.
– Dẫu cô cháu gái ông bỏ nhà đi qua đêm? Mỹ Nhung hơi khựng lại, rồi bất ngờ nói:
– Hay anh đưa em về giúp, được không?
Lý rùn vai:
– Về và thú nhận là đã bắt cóc cháu gái ông để ăn đòn thay cô hả? Nàng không chú ý đến nội dung câu hỏi, vẫn giục Lý:
– Anh đã giúp thì giúp cho trót đi! Lý gọi tài xế:
– Cậu đưa giùm cô này về nhà, chỗ tôi và cậu mới vừa sang đó. Tài ngơ ngác khi chưa nhìn thấy cô nàng:
– Cô nào, thưa cậu?
– Cô đang ở trong phòng tôi. Tài sửng sốt:
– Cậu.. cậu có… ai trong phòng? Lý gắt:
– Bảo thì cứ làm, hỏi lôi thôi làm gì!
Chợt bên trong giọng của Mỹ Nhung vọng ra:
– Phải anh đưa thì em mới về, còn không thì em… ngủ ở đây luôn!
Quá bất ngờ, Tài lè lưỡi rụt cổ như ngầm bái phục ông chủ của mình. Biết anh ta hiểu lầm, Lý lại gắt lên:
– Đừng nghĩ lung tung! Mau đưa xe ra cửa đi.
Tài chạy xe ra cổng đợi, lát sau Lý cùng ra với người đẹp. Vừa chợt nhìn thấy, Tài đã kêu lên:
– Cậu, đây là…
Lý phải đập vào vai chàng tài xế lắm mồm một cái rõ đau thì anh ta mới chịu nín im. Anh ta cho xe chạy ra khỏi cổng vừa được hơn chục thước thì bỗng ôm lấy đầu kêu đau. Chiếc xe đang ngon trớn đã suýt đâm sầm vào cột đèn khi anh ta kịp đạp thắng gấp. Lý la lớn:
– Mày làm gì vậy Tài?
Nhưng lúc ấy Tài đã gục trên vô lăng, mặt anh ta tái xanh. Quýnh lên, Lý lay anh ta, vừa gọi:
– Tài, sao vậy?
Cũng may vừa khi ấy Tài mở mắt ra, anh ta hoảng hốt chỉ tay về phía trước:
– Cậu không thấy gì sao, có… Lý ngạc nhiên:
– Có cái gì?
– Người… người ta nằm lăn ra đường, suýt chút nữa… chút nữa mình cán qua họ rồi!
Lý hoàn toàn không thấy gì như lời Tài nói, nên vội nhìn ra ngoài và càu nhàu:
– Có ai đâu, thằng này mày sao vậy?
Tài vẫn còn tỏ ra sợ hãi, vừa chỉ tay ra phía trước vừa run giọng nói:
– Kia kìa, cậu không thấy sao?
Lúc ấy, chợt Mỹ Nhung cũng lên tiếng:
– Có người bị tai nạn phía trước, anh thử bước xuống xem…
Buộc Iòng Lý phải mở cửa xe bước xuống. Vừa đặt chân chạm đất thì bỗng nhiên Lý kêu lên:
– Họ nằm đây nè!
Ngay bên hông xe, đúng chỗ Lý vừa bước xuống đã có một người nằm sóng soài. Lúc này Lý mới hốt hoảng:
– Vậy ra mày đã đụng vào người ta rồi!
Lý cúi xuống định đỡ nạn nhân lên thì chợt sững sờ khi nhìn vào mặt người phụ nữ tuổi trung niên đang nằm nhắm nghiền mắt dưới chân.
– Bà… bà Thu Hà!
Người phụ nữ này có khuôn mặt giống hệt như trong bức ảnh chân dung ở nhà ông cụ hồi sáng nay. Lúc này Lý vội nhìn vào trong xe, anh định hỏi Mỹ Nhung thì chẳng còn thấy cô ta đâu!
Có vài người đi đường nhìn thấy, họ la lên:
– Sao không chở người ta vào bệnh viện đi, còn ở đó chờ cho người ta chết sao?
Lý chợt hoàn hồn, anh giục Tài:
– Đưa bà ấy lên xe rồi chở vào bệnh viện ngay đi!
Dẫu đã trên mười năm rồi, nhưng gương mặt người phụ nữ này vẫn đập mạnh vào tâm trí Lý, anh thẫn thờ như người mất hồn khi nhớ lại câu nói của ông ngoại của Mỹ Nhung hồi sáng:
– Kể từ khi ba má nó chết hết thì con Mỹ Nhung ở với tôi.
Anh chợt rùng mình, nhưng vẫn giục Tài chạy nhanh đi tìm bệnh viện. Khi tới bệnh viện cấp cứu, anh đích thân mở cửa và giục Tài:
– Mày chịu khó bế bà ấy vào, nhanh lên!
Nhưng chợt Tài kêu lớn:
– Cậu Hai, coi kìa!
Theo tay chỉ của Tài, Lý nhìn ra băng ghế sau, anh kinh hãi khi thấy ở đó là… một bộ xương người chứ không phải là người phụ nữ bị tai nạn lúc nãy nữa!
– Trời ơi!
Lý chỉ kịp kêu lên như vậy rồi lặng người đi, mồ hôi lạnh thấm ướt cả lưng áo…
Việc phải âm thầm chở bộ xương người trên xe quay về ngôi nhà của ông cụ tìm Mỹ Nhung là điều vạn bất đắc dĩ mà Lý buộc phải làm. Anh động viên Tài:
– Ráng giúp tao một chút. Tài thắc mắc:
– Nhưng cậu đâu bắt buộc phải chở về đó, trong khi ta có thể đem bỏ ố bãi
đất trống nào cũng được mà!
Lý nghiêm giọng:
– Không được. Mày cứ làm theo tao đi, rồi ắt biết tại sao.
Khi Tài chạy xe tới đúng ngôi nhà lúc sáng thì chính Lý ngạc nhiên khi thấy cửa nẻo đóng kín. Ngỡ ông cụ đi chợ chưa về nên anh bảo Tài tắt máy xe đợi, Hơn nửa giờ sau, Lý bắt đầu sốt ruột, nhất là việc Mỹ Nhung vẫn chưa trở về nhà. Anh hỏi lại Tài:
– Lúc nãy khi lộn xộn, mày có thấy cô gái bước ra khỏi xe không?
– Dạ, lúc ấy em bị choáng, đâu biết gì.
Chờ thêm nửa giờ nữa, Lý quyết định bước xuống xe đi vòng ra sau nhà, chỗ mấy ngôi mộ đá. Anh giật mình khi thấy ngôi mộ nằm cạnh mộ đề tên Mỹ Nhung bị vỡ một mảng lớn, như bị ai đó đập phá. Trên bia mộ ghi rõ: Mộ phần Lê thị Thu Hà.
Tò mò, Lý cúi xuống nhìn kỹ dòng chữ ghi bên dưới được khắc bằng tay, dạng chữ viết thường:
“Hận nhà họ Vương!”
– Sao là họ Vương?
Lý bị kích động khi dòng họ Vương của mình bị nêu ra ở đây. Anh ngồi hẳn xuống ngay đầu mộ, đưa tay bới đất cát lấp một phần dòng chữ tiếp theo để đọc cho hết câu:
“Lòng dạ bạc bẽo của người này chỉ có phanh thây ra mới hả dạ! Suốt kiếp này mày đừng hòng ngóc đầu lên được Dương Cường ơi!”
Tới đây thì Lý không thể nào còn bình tĩnh được nữa, anh sửng sốt kêu lên:
– Cha tôi sao?
Dương Cường là cha của anh. Ông ấy có liên hệ với người phụ nữ tên Thu Hà này là điều Lý từng biết, tuy còn lờ mờ. Nhưng câu ghi trên mộ này đích thị là dành cho cha mình! Lý thì thào:
– Sao… sao lại có chuyện này…?
Anh ngồi thừ người ra ở đó khá lâu, lúc đứng lên trở ra xe thì một lần nữa Lý sửng sốt khi thấy Tài gục trên tay lái, ngất lịm. Nhìn ra băng ghế sau, anh kêu lên:
– Đâu rồi?
Bộ xương đã biến mất!
Lý nhìn quanh, xóm vắng không có một bóng người. Ngôi nhà của ông cụ vẫn khoá chặt cửa. Khi Lý bước tới nhìn qua khe cửa thì hốt hoảng, bởi ở giữa nhà có một cỗ quan tài đỏ nằm trong bóng lờ mờ…
Còn đang hoang mang thì chợt Lý nghe có tiếng ai đó sau lưng:
– Nhà đó không có ai ở đâu, mà cậu tìm ai?
Lý quay lại, anh thấy một phụ nữ trung niên đang nhìn anh như dò xét. Lý phải lên tiếng:
– Tôi tìm ông cụ chủ nhà. Ông có cô cháu ngoại tên Mỹ Nhung… Chị nọ nhìn sững Lý lồi nói, giọng hơi run:
– Ông… ông ấy đã… còn cô… cô…
Chị ta chỉ nói được mấy tiếng không thành câu đó rồi vụt bỏ chạy như bị ma
đuổi. Lý ngơ ngác gọi theo:
– Kìa chị! Chị ơi…
Trong nháy mắt, người phụ nữ đã biến mất dạng. Lý còn đang phân vân thì nghe Tài gọi vừa nhấn còi xe:
– Cậu Hai!
Khi Lý trở lại xe thì thấy sắc mặt của Tài vẫn còn thất thần, anh hỏi:
– Hồi nãy mày bị sao vậy? Còn cái…
Lý vừa hỏi vừa nhìn ra băng sau, Tài run giọng đáp:
– Em đang ngồi đợi cậu ra thì chợt nghe có tiếng động phía sau, em quay lại thì thấy một phụ nữ trung niên với mái tóc dài quá lưng đang trừng mắt nhìn! Em chưa kịp có phản ứng gì thì bỗng bị mờ mắt, đầu óc quay cuồng, rồi không còn biết gì nữa…
Lý càng hoang mang hơn, anh chỉ ra sau nhà, nói giọng hơi run:
– Ngôi mộ phía sau đó cũng… cũng…
Tự dưng Lý cảm giác như có ai chặn ngang không để anh nói. Anh hất hoảng giục Tài:
– Chạy đi!
Khi về đến nhà, Lý vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh dặn Tài:
– Mày nghe bất cứ động tĩnh gì cũng phải chạy ngay lên phòng tao, đừng để
tao phải gọi!
Lý đóng cửa phòng lại, và anh mở tung mấy ngăn kéo cất giữ giấy tờ sổ sách mà khi dọn nhà tới đây anh chưa có dịp sắp xếp lại. Vật anh tìm là những gì của cha để lại mà bấy lâu nay Lý ít khi để ý tới. Phần lớn là những bản lưu các hợp đồng thi công những công trình lớn, thỉnh thoảng có lẫn một vài giấy tờ, thý từ riêng.
Và cuối cùng vật mà Lý cần tìm đã có. Đó là một bao nhựa cũ, trong đó gói khá kỹ những thư từ, hình ảnh của cha và… của một người tên Thu Hà!
– Đây rồi!
Những thứ này kể từ khi cha chết đã hơn tám năm, Lý niêm kín trong tủ riêng, kể cả mẹ anh chết sau cha hai năm Lý cũng không cho bà xem.
– Thì ta bà Thu Hà và cha…
Lý vừa tò mò giở từng phong thư và hình ảnh. Lúc này anh mới phát hiện trên một bức ảnh chụp riêng bà Thu Hà, có những nét bút mực đỏ gạch chéo gần như muốn xoá hết khuôn mặt xinh đẹp trong đó.
– Sao ai lại làm vậy?
Lý lật phía sau bức ảnh, anh giật mình khi nhận ra nét chữ quen thuộc của mẹ:
“Con chó cái này, mày không thể tồn tại trên cõi đời này là đúng với ý trời,
đừng trách ai cả!”
Đọc thêm vài lá thư nữa, Lý biết đó là những thư tuyệt tình của người tên Thu Hà, trong đó có đoạn viết:
“Chuyện của mình càng lúc càng đi đến ngõ cụt mà thôi. Em xin anh hãy buông tha cho em, còn phần em thì để quên anh, em sẽ đi lấy chồng. Em đau đớn mà làm việc này, nhưng như thế còn hơn, bởi em không thể yêu một người đã có vợ, để suốt năm tháng vò võ đợi chờ trong tuyệt vọng… Thôi, quên cm đi…
Thu Hà.”
Thì ra ba đã yêu người đàn bà này trong khi đã có mẹ rồi. Thảo nào mẹ ghen như vậy…
Đến một lá thư sau cùng, được để dưới một xấp ảnh, vừa đọc ngay dòng đầu, Lý đã sững sờ:
“Tôi hận anh kiếp này qua kiếp khác Dương Cường ơi!”
Nội dung gần giống với câu trên mộ bia. Và còn nữa, những dòng tiếp theo:
“Anh không thể bảo đảm chuyện tình yêu cho người ta thì hãy để cho người ta hạnh phúc, cớ sao lại nhẫn tâm phá hoại cái mà người ta cất công xây dựng?
Anh đã ra tay độc ác thì đừng trách sao chính mình sẽ lãnh hậu quả thảm khốc.”
Lý buông những lá thư và hình ảnh xuống rồi thẫn thờ khá lâu. Vậy ra cha mình có lỗi trong vụ gì đó chăng? Hay là lỗi với chính bà Thu Hà?
Suốt buổi đó hầu như Lý không ra khỏi phòng. Anh cố tìm thêm những chi tiết khác nữa, nhưng không có… Bất chợt anh nhớ tới mẹ:
– Ở nhà ngoại, nơi mẹ ở vào những ngày cuối đời!
Điều vừa loé lên trong đầu khiến cho Lý gọi giật tài xế vào:
– Chuẩn bị đi Bà Rịa ngay! Tài ngạc nhiên:
– Chỉ tới Bà Rịa thôi hay đi luôn Vũng Tàu hả cậu?
– Bà Rịa thôi, về nhà ông bà ngoại tôi!
Tài muốn có ý kiến ngăn lại, bởi lúc đó đã hơn 5 giờ chiều rồi, nhưng anh biết tính của cậu chủ mình, một khi đã muốn làm việc gì rồi thì có trời mới cản được. Bởi vậy Tài vẫn cho xe ra cổng và chờ.
Khi Lý vừa mở cửa xe phía sau thì anh ngạc nhiên hỏi:
– Cái gói gì đây? Tài ngơ ngác:
– Dạ, gói gì em đâu có biết?
Lý mở lớp giấy bọc bên ngoài ra, anh ngạc nhiên vì bên trong là một cái hộp thiếc, loại hộp đựng bánh bisqui. Nhưng bên trong không có bánh, mà chứa toàn những giấy tờ, thư từ…
– Của mẹ!
Nhìn chữ viết cùng những vật dụng quen thuộc, Lý nhận ra ngay đó là đồ vật của bà Mỹ Hoa, mẹ anh.
Lý hỏi lại:
– Sao nó lại ở đây?
Lý biết chắc hầu hết những đồ vật riêng tư của mẹ, khi bà mất thì bà ngoại anh đã lấy về cất riêng trong căn phòng mà mẹ anh được dành riêng trong ngôi nhà của ông bà ngoại ở huyện Đất Đỏ. Nó chưa hề được đưa về nhà này, lại càng không thể nằm khơi khơi trên xe như thế này.
Giở nắp hộp ra, Lý phát hiện có một mảnh giấy với dòng chữ lạ:
“Cần gì phải ra tận Bà Rịa, những gì cần xem nó ở cả trong chiếc hộp này!”.
– Chữ này của ai viết vậy, mày biết không Tài?
Đưa miếng giấy với mấy dòng chữ viết đó cho Tài xem, anh ta lắc đầu:
– Em đâu có biết.
Lý thay đổi quyết định, anh bảo:
– Mày cho xe trở vào và chờ tao một lát.
Anh đi thẳng vào phòng mình, tuần tự giở hộp thiếc ra. Ngay tờ giấy đầu tiên đã khiến Lý phải giật mình, bởi trên đó không viết chữ gì, mà chỉ có một bức ảnh chân dung của bà Thu Hà cùng với dấu gạch chéo bằng bút đỏ. Một dấu gạch chéo đủ nói lên ý của người gạch: Xoá sổ người trong ảnh!
Chưa hết, ngay dưới đó còn có một lá thư với nét chữ lạ, viết rất thô kệch và
đề thẳng tên mẹ: Gửi bà Mỹ Hoa. Lý hơi run tay khi bóc lá thư này ra xem.
“Theo đúng ý bà, tôi đã cho đàn em làm xong mọi việc. Tình địch của bà, cả chồng con nó đều đà bị thiêu sống trọn gói, như một tai nạn cháy nhà, chẳng ai có thể nghĩ đó là một vụ giết người.
Như vậy, lần này bà không còn phải áy náy nữa về việc trừng phạt mà bà trách tôi là ra tay nửa vời như lần trước. Tình địch của bà giờ đây không còn có cơ hội viết thư tố cáo với chồng bà nữa. Vậy đề nghị bà trao nốt số tiền công còn lại cho người cầm giấy này nội trong ngày hôm nay.
TB: Điều dặn dò cẩn thận của bà cũng đã được đàn em tôi thực hiện chu đáo: trước khi chết, tình địch của bà được báo ột chi tiết thú vị rằng chính ông Dương Cường đã ra tay để trả thù việc bà Thu Hà bỏ đi lấy người khác, gây cho ông chồng bà đau khổ! Hồn người kia dưới Suối Vàng sẽ luôn nghĩ rằng bà ta bị tình nhân sát hại. Và nếu có trả thù thì chắc chắn họ cũng chỉ tìm chồng bà để trả thù mà thôi!”
Buông lá thư xuống, Lý chỉ kịp kêu lên mấy tiếng rồi gục xuống.


Khó khăn lầm Lý mới tìm được ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong con đường dẫn lên núi ở một thôn cách thị trấn Long Điền hơn năm cây số.
Ngôi nhà cửa đóng im ỉm, đứng ngoài khá lâu rồi mà Lý vẫn không thấy bóng ai bước ra.
Mặt trời dần xuống thấp càng làm cho Lý hơi lo, bởi nếu không gặp được người cần tìm thì có lẽ anh phải trở về Bà Rịa ngủ trọ, rồi mai trở lại tìm nữa.
Vừa khi ấy, có người lên tiếng hỏi từ phía sau:
– Cậu kiếm ai?
Giật mình quay lại thấy một bà cụ, Lý lễ phép:
– Dạ, cháu muốn tìm ông Năm Lực. Bà già chỉ tay vào nhà:
– Ông ấy ở trong nhà! Cậu phải vô tận nơi để kêu may ra ông nghe, chứ đứng ngoài này thì tới bao giờ ông ấy mới ra!
– Dạ, nhưng cổng ngoài đóng chặt…
– Đẩy mạnh mà vào, không có khoá đâu. Nhưng nói trước để cậu biết, coi chừng khi vào gặp ông già đó!
Lý ngạc nhiên:
– Sao vậy bác? Cháu chỉ hỏi thăm chuyện nhà một chút, chứ có làm phiền gì ông ấy đâu?
Bà cụ khẽ lắc đầu:
– Ông già này tính khí thất thường lắm. Bình sinh ông không chịu tiếp xúc với ai, cũng không gây khó dễ gì cho ai, nhưng nếu ai làm cho ông ta bực mình thì liệu hồn, có khi ông ấy vác cây đuổi chạy không kịp! Ở xứ này ai cũng ngán, không ai dám bước vào nhà nửa bước. Cậu liệu mà tính!
Nói xong bà cụ đi thẳng. Lý hơi lưỡng lự, nhưng cuối cùng anh mạnh dạn đẩy cánh cổng và bước vào sân. Câu nói của người nào đó trong giấc mộng đêm qua như còn văng vẳng bên tai, nó như sự thôi thúc Lý phải gặp ông già cho bằng được:
“Gặp ông Năm Lực thì mọi điều sẽ sáng tỏ. Ông ấy sẽ cho anh biết anh phải làm gì để thoát ra khỏi khổ nạn này. Bằng không, anh sẽ bị mất ngủ triền miên, bị quấy phá suốt đời và thậm chí sẽ tiêu tan hết sản nghiệp do cha anh để lại”.
Lý bước nhanh đến bên cửa trong ngôi nhà và gõ liền mấy cái vào cửa, vừa cất tiếng gọi:
– Bác Năm ơi, bác Năm!
Anh phải gọi đến lần thứ ba thì mới nghe một giọng khàn đục lên tiếng:
– Ai đó?
– Dạ, cháu tìm bác có việc gấp. Cháu từ Sài Gòn ra.
– Ai ở Sài Gòn ra?
Giọng ông già trở nên hằn học và cộc lốc:
– Ai?
– Dạ, cháu là Lý. Cháu cần tìm ông Năm Lực.
– Lý nào?
Lý bắt đầu ngại khi nghĩ mình sắp đối diện với con người hung hăng này. Anh cố dịu giọng:
– Cháu được cô Mỹ Nhung giới thiệu…
Không ngờ câu nói bịa của Lý lại có tác dụng tức thời. Ông già mở ngay cánh cửa, vừa hỏi:
– Con Mỹ Nhung đâu?
Ông đứng đối diện với Lý mà chẳng màng đến anh, chỉ đảo mắt tìm kiếm. Hiểu ý, Lý phải nói:
– Dạ, cháu ra có một mình. Cháu chỉ..
Cánh tay khẳng khiu của ông cụ vung lên và rất nhanh, ông giáng thẳng vào mặt Lý một cái. Nếu không cảnh giác trước thì Lý đã lãnh trọn cái tát đó.
Anh kịp đưa tay chụp cánh tay ông lại vừa lên tiếng:
– Cháu không có ý xấu. Cháu chỉ nghe theo lời mách bảo của Mỹ Nhung ra gặp ông, đem cho ông ít quà…
Cánh tay già nua tuy có dữ dằn, nhưng sức lực đâu bì được với sức trẻ, do vậy khi bị Lý kìm lại, ông đành phải rút tay về và đột nhiên bật thành tiếng khóc. Ông khóc nức nở như một người chưa từng dược khóc, khiến cho Lý lo ngại:
– Kìa bác. Cháu chỉ…
Anh đã chuẩn bị sẵn gói quà theo lời mách bảo của người báo mộng cho anh
đã dặn, mấy bánh thuốc hút.
Vừa đưa nó ra, ông cụ đã reo lên như đứa trẻ được quà:
– Con Mỹ Nhung của ông đây mà! Quà của nó ở đây mà…
Ông vồ lấy mà không đợi Lý đưa. Và thái độ ông đổi khác ngay khi ôm gói quà trong tay:
– Con Mỹ Nhung của ông đâu? Nó được bao lớn rồi? Nó sao không về đây vấn thuốc cho ông hả?
Những câu hỏi liên tục khiến Lý chưa biết trả lời sao thì chợt anh nhìn thấy một ảnh chân dung phóng lớn treo trên vách nhà, hình một bé gái tuổi khoảng lên ba, có nét hao hao với Mỹ Nhung. Linh cảm khiến Lý ứng đối kịp thời:
– Dạ, Mỹ Nhung nay đã lớn rồi, cô ấy có thể mồi thuốc cho ông hút được! Đang vui, bỗng ông nhìn Lý quát lớn:
– Sao tập cho con gái hút thuốc hả? Không được nghe chưa!
Nói xong, ông giữ chặt gót thuốc trong tay vừa bước thẳng vào trong như sợ có người giật lại gói quà của mình. Quan sát sự việc, Lý đã đoán phần nào tính khí và tình trạng sức khoẻ của ông cụ. Anh lại dịu giọng nói:
– Mỹ Nhung gửi lời thăm ông và dặn ông không được ăn uống thất thường. Mỹ Nhung…
Bỗng dưng ông cụ quay trở ra, chỉ tay lên bức ảnh bé gái, vừa mếu máo nói:
– Con nhỏ chết khi mới chừng ấy tuổi thôi, tội lắm trời ơi! Bây giờ đến phiên Lý kinh ngạc, anh lúng túng:
– Dạ, cháu… cháu…
– Ngồi xuống đi, rồi nói cho ta nghe coi cháu tao bây giờ ở đâu?
Thì ra ông cụ không bình thường, nhớ chuyện này xọ qua chuyện kia. Lý nắm bắt tâm lý khá giỏi bởi đã du học khoa tâm lý ở nước ngoài mấy năm, anh tiếp tục dùng sở học của mình:
– Dạ, để cháu vấn thuốc cho ông hút, Mỹ Nhung có chỉ cho cháu.
Quả nhiên cách nói đó của Lý đã chinh phục được ông già. Ông tỏ ra thân thiện hơn:
– Được rồi, mấy bữa nay ta ho nhiều nên cữ hút thuốc. Vậy con hãy rót nước cho ông uống đi, giống như Mỹ Nhung hồi ấy…
Lý rót ngay một ly nước trong bình trà đã nguội đưa cho ông và nói:
– Ông uống đỡ, để chờ cháu đi nấu nước sôi pha ấm trà khác cho ông nghe. My Nhung nói ông thích uống trà đậm.
Chi tiết này là Lý bịa ra, không ngờ đúng ý ông:
– Phải, con nhỏ nhớ dai quá. Ta thích uống trà nóng và đậm mà phải là trà sen kia.
Cũng may trong gói quà Lý mang theo có cả thuốc lá và trà, anh vội nói:
– Mỹ Nhung có gửi cả trà sen cho ông. Ông cụ cảm động:
– Con nhỏ còn thương! Tội nó quá…
Lý thầm nghĩ: thì ra đây là ông nội của cô gái, còn ông già ở cạnh nhà mình là ông ngoại.
Anh tự nhiên đi ra sau bếp mà không gặp sự phản đối nào của ông cụ. Anh tìm thấy ấm nấu nước để chỏng chơ trên lò, không có chút nước nào trong đó, chứng tỏ ông già sống chỉ một mình và không ai chăm sóc cơm nước.
Chờ ấm nước sôi, Lý mang lên châm vào bình, xin ông cụ lấy gói trà sen trong bọc thuốc lá. Anh bịa thêm:
– Mỹ Nhung nói ông thích vừa ngồi uống trà vừa kể chuyện cho con cháu nghe, vậy bây giờ…
Anh định khơi gợi để bắt đầu cuộc truy hỏi những điều mình cần biết, và anh
đã thành công khi ông già bảo:
– Ngày trước lúc nào nó cũng biết đòi ta kể chuyện những lúc ta ngồi hút thuốc, uống trà. Bàn tay nhỏ nhắn của nó cầm nhúm thuốc không xong, vậy mà lúc nào cũng đòi vấn cho nội hút. Thấy mà thương cái bàn tay búp măng đó!
Nhìn đôi mắt rưng rưng ngấn lệ của ông, Lý biết rằng trong lòng ông đang sống lại hình ảnh đứa cháu gái thân thương, nên anh đánh thẳng vào điểm yếu đó bằng câu nói:
– Nếu Mỹ Nhung yêu cầu ông kể cho nghe tại sao cô ấy bỏ ông đi, ông có sẵn lòng nói không?
Lý chờ những lời kể thật câu chuyện mà anh cần biết, hoặc có thể là cơn thịnh nộ của ông già. Không ngờ, giọng ông cụ bỗng trở nên nhẹ nhàng, tình cảm hơn:
– Nó bỏ ta mà đi khi ta chỉ có nó là cháu nội duy nhất! Hôm đó cũng bằng giờ này khi nó đang ngồi nghe ta kể chuyện thì vụt chạy ra ngoài, kêu lên là nhà của nó bị cháy. Nó hoảng loạn lên, bởi khi ấy ba má nó đang ngủ say trong đó, mà lúc sang đây do sợ trộm vào lấy dồ nó đã khoá cửa từ bên ngoài! Trời ơi…
Ông cụ kể tới đó thì nấc lên và hầu như không còn đủ sức để ngồi vững nữa, ông ngã chúi nhủi về phía trước. Lý hốt hoảng:
– Kìa, ông ơi!
Anh đỡ ông cụ lên và kịp nghe ông nói rất khẽ:
– Gặp con Mỹ Nhung hãy nói với nó là đừng làm khó người ta… không phải do thằng ấy gây ra đâu..
Câu nói mập mờ khó hiểu, khiến Lý phải hỏi lại:
– Ông nói thằng đó là ai?
– Thằng Dương Cường… không phải nó… mà chính con vợ nó…
Ông nói tới đây thì kiệt sức, ngoẹo đầu sang bên và ngất đi. Lý bế ông lên chiếc ghế dài giữa nhà:
– Ông ơi!
Sờ thấy ông còn thở, Lý hơi yên tâm, nhưng nỗi thắc mắc trong lòng vẫn khiến anh không yên. Tại sao ông cụ nói về cha mình như thế?
– Ông ấy nói đúng. Tôi đã gặp ông và hỏi kỹ rồi, đang tính về sẽ gặp lại cậu nói rõ. Nhất là gặp mẹ con con Thu Hà để giải mối hận trong lòng chúng nó bấy lâu nay.
Giọng nói đó khiến Lý bàng hoàng, anh quay lại và ngơ ngác khi thấy ông già mà anh từng gặp ở ngôi nhà gần nhà mình, nơi có những ngôi mộ.
– Kìa, sao bác lại ở đây?
Ông già bình tĩnh ngồi xuống ghế và đáp:
– Thì cũng như cậu, tôi đi tìm hiểu sự thật.
– Vậy ra bác vắng nhà mấy bữa nay là lên đây! Mà sao có một cỗ quan tài nằm giữa nhà bác ở dưới?
– Cậu không nhận ra sao, đó là quan tài của cha cậu, ông Dương Cường!
Câu nói đó khiến Lý rúng động:
– Trời ơi, sao Iại như thế!
– Đó là ý của con Thu Hà! Hơn mười năm nay nó chỉ nung nấu việc trả thù, dẫu đã là người cõi âm nó vẫn không nguôi chuyện thù hận. Bởi nó vẫn tin chắc rằng cha cậu là người gây ra cái chết cho vợ chồng, con cái nó. Cho đến mới đây…
Ông lấy từ trong túi áo một phong thư và đưa cho Lý:
– Cậu đọc đi rồi sẽ hiểu.
Lý cầm lấy và ngạc nhiên kêu lên:
– Đây là lá thư người ta gửi á cháu!
– Thì ra cậu đã biết, chính con Mỹ Nhung đưa về cho tôi. Nó bảo sau khi hiểu ra điều này rồi, nó không còn hận cha cậu nữa, mà nó cũng muốn mẹ nó làm như vậy…
– Hôm qua cháu cũng nhận lá thư này trong cái hộp của mẹ cháu, hình như cũng đo Mỹ Nhung đem tới.
Ông già gật đầu:
– Nó đó! Con Mỹ Nhung có cảm tình với cậu, nên nó không muốn mẹ nó tiếp tục hận thù, tiếp tục gây ra những cái chết cho nhà họ Dương nữa…
Lý hốt hoảng:
– Những cái chết nhà họ Dương? Ông già tiếp lời bằng giọng bức xúc:
– Ba cậu chết là do con Thu Hà bắt hồn, mẹ cậu cũng thế và rồi sẽ tới cậu! Lý tái mặt:
– Ông… ông nói thật ư?
Ông già tiếp tục thở dài:
– Oan gia nghiệp chướng mãi như thế làm sao được! Bởi thế hôm cậu sang nhà tìm con Mỹ Nhung là tôi sợ thất thần rồi! Tôi đâu muốn con gái mình tiếp tục lún sâu vào cuộc hận thù đó, mặc dù nó có quyền…
Ông nói tới đây thì oà lên khóc, khiến Lý cũng mủi lòng, ông nghe mắt mình cũng cay cay…
– Thưa ông…
Lý bị ông già chặn ngang:
– Cậu để tôi nói hết đã. Hôm đó tôi nói dối cậu rằng có hai con Mỹ Nhung. Thật ra chỉ có một và đó là Mỹ Nhung nằm dưới mộ. Còn Mỹ Nhung mà cậu gặp chính là…
Lý chặn lời ông:
– Cháu đã hiểu, đó là hồn ma cô ấy!
– Nhưng có những điều cậu còn chưa hiểu. Như nơi cậu đang sống…
– Ông nói gì cháu không hiểu? Ngôi nhà cháu đang ở là sao?
– Đó là ngôi nhà do ba cậu xây cho… ông Năm Lực đây mà! Lý ngơ ngác:
– Có chuyện đó sao? Vậy mà cháu nào biết. Cháu mua là do có người mách.
– Do oan hồn con Thu Hà khiến cậu đó. Nó muốn đưa cậu về đây, để… Ông tiếp bằng giọng run run:
– Nó muốn bắt hồn cậu đi luôn! Lý thất thần:
– Thảo nào gần hai năm nay, lúc nào trong đầu cháu cũng như vang lên những âm thanh kỳ lạ, khiến cháu mất ngủ triền miên và rất sợ bóng tối! Cháu không hề biết gì về ngôi nhà mình đang ở…
Ông già kể tiếp:
– Hồi đó anh sui gia tôi đây cất ngôi nhà ở cạnh nhà tôi. Con Thu Hà ngày ấy còn sống, và nó với cha cậu là một cặp đôi mà tưởng chừng như không có gì chia lìa chúng dược. Tôi cũng tán đồng chuyện chúng nó yêu nhau. Nhưng chẳng hiểu sao đùng một cái, cha cậu lại đi lấy vợ, lấy người mà sau này cậu gọi là mẹ đó! Con Thu Hà đau khổ khóc sưng cả mắt và cứ tìm cách níu kéo, kêu gọi cha cậu hồi tâm trở về với nó! Tôi biết được điều đó nên cương quyết bảo
nó cắt đứt chuyện tình với cha cậu, bởi tôi không muốn con gái mình mang tiếng phá hoại gia cang người khác, mặc dù nó là kẻ đến trước. Đến trước mà về sau cậu à…
Ngừng lại một lúc, rồi ông tiếp bằng giọng bùi ngùi:
– Nó đã trả thù lại bằng cách… đi lấy chồng! Con trai ông Năm Lực đây khi ấy sống trong ngôi nhà cậu ở bây giờ, tức sát vách nhà tôi và con Thu Hà. Chúng nó phải lòng nhau thật sự hay chỉ là cuộc tình gán ghép để thoả cơn thù hận của con Thu Hà thì tôi không dám chắc, nhưng có điều là khi chúng sống với nhau, tôi nhận ta thằng Hoà con anh Năm đây thương con Thu Hà thật. Cho đến khi chúng có với nhau đứa con đầu lòng, con Mỹ Nhung, thì tôi tin là chúng sẽ ăn đời ở kiếp với nhau được. Tôi mừng lắm. Nhưng…
Ông ngừng lại, cơn uất nghẹn làm cho ông không thể tiếp tục câu chuyện được nữa. Phải mất gần năm phút sau Lý mới nghe ông lên tiếng, giọng khàn đục:
– Vậy mà một buổi chiều kia, lửa trong nhà bỗng dưng bốc cháy! Lúc đó tôi đi ra chợ chưa về, còn con Mỹ Nhung lúc ấy hơn ba tuổi thì sang nhà nội nó chơi, chỉ kịp chạy về khi lửa đã cháy trùm toàn ngôi nhà.
– Cửa ngoài đã bị khoá, con Mỹ Nhung cố lao vào để mở cửa và cũng bị thiêu cháy theo ba má nó! Trời ơi…
Ông cụ lại ngất đi. Lúc này trong ngôi nhà nhỏ có đến hai ông già nằm bất động, khiến Lý bối rối, anh phải chạy đi lấy khăn nhúng nước lau cho cả hai người. Lát sau họ tỉnh lại. Ông Năm Lực tiếp bằng giọng trầm buồn:
– Bấy lâu nay tôi buồn đau quá mà hoá rồ, bởi tôi chỉ có mỗi thằng con trai, nó chết đi rồi tôi không còn thiết sống nữa.
– Bởi vậy anh ấy mới bán ngôi nhà mà cậu đang ở đó, bỏ về đây ở ẩn. Hôm qua tôi tìm đến để hỏi thêm anh ấy vài việc liên quan tới con gái mình, và định trở về khuyên con Thu Hà, đừng nuôi hận thù nữa. Chứ thật ra khi nó mang cỗ quan tài ba cậu về đặt giữa nhà đó là cho liệm xác cậu vào đó mới hả giận. Đêm qua đúng ra là cậu đã bị hại rồi, nếu không có con Mỹ Nhung. Nó đã cãi nhau với mẹ nó một trận, không cho Thu Hà đón đường cậu lúc cậu định đi Bà Rịa.
Lý hốt hoảng kêu lên:
– Thì ra cô ấy ngăn không cho cháu đi Bà Rịa bằng cái hộp đựng đồ vật của mẹ cháu!
– Phải! Thật ra cái hộp này giữ ở nhà ông nội cháu đây từ lâu, chứ không ở
nhà bà ngoại cậu. Con Mỹ Nhung đã lấy đem đưa cho cậu, mục đích giúp cậu
hiểu rõ mọi chuyện, đồng thời ngăn không cho cậu ra ngoài. Bởi nếu cậu đi đêm qua thì cậu đã không toàn mạng!
Lý rùng mình, hết nhìn hai ông cụ rồi nhìn một lượt khắp ngôi nhà. Thấy bức
ảnh của Mỹ Nhung thời thơ ấu, anh thắc mắc:
– Lúc chết cô ấy mới ba tuổi, sao giờ đây là một cô gái. Ông Năm Lực tỉnh táo đáp:
– Người trong thế giới vô hình cũng lớn lên theo thời gian. Nó đã trở về đây nhiều lần, mà mỗi lần bước vào nhà tôi cứ tưởng là cô gái nào, đâu ngờ là nó. Nếu nó còn sống thì năm nay cũng đã mười bảy mười tám rồi…
Ông lại khóc. Rồi ông già kia cũng khóc theo. Và đến lượt Lý cũng không cầm được nước mắt…






Nhận xét

Top Truyện Hot

Pháp y Tần Minh hệ liệt

Pháp y Tần Minh hệ liệt Tác Giả:   Tần Minh Thể Loại: Truyện Ma Dài 👀Tình Trạng:  Đã Hoàn Thành   Đọc Truyện Giới thiệu truyện : Pháp y Tần Minh hệ liệt gồm 5 quyển: + Quyển 1: Người giải mã tử thi + Quyển 2: Lời khai câm lặng + Quyển 3: Ngón tay thứ mười một + Quyển 4: Kẻ dọn rác + Quyển 5: Người sống sót Tác giả: Bác sĩ pháp y Tần Minh 20 hiện trường vụ án khiêu chiến với tâm lý của con người. Đó là chính là 20 hồ sơ chưa từng được giới cơ quan công bố bởi sự tàn nhẫn, biến thái, kinh sợ...mà nó diễn đạt. Người giải phẫu tử thi sẽ thay lời vong linh nói lên sự thật, họ chính là những còn người sớm tối ở tiếp xúc với xác chết. Chín túi đựng tử thi, bàng quang có những mảnh đá vụt, hai chiếc xe chạy qua, đâu mới chính là kẻ thủ ác? Một người phụ nữ bị chặt rời bộ phận, tất cả đều được biến thành nến sáp, ai là hung thủ đã gây nên? Sự thật về cái chết của cô là như thế nào? Chiếc điện thoại bị vỡ thành hai mảnh, trong micro

Đừng để tôi phải giết anh

Truyện Ma 12H  - Xin đừng dù chỉ một lần yêu một ai đó trong sự hời hợt, không thật lòng, lợi dụng, giả dối. Xin đừng dù chỉ một lần làm tan vỡ trái tim những cô gái. Hãy tự chủ trong tình yêu dù lúc đó bạn có yêu người đó nhiều đến mức nào, tình yêu làm tan chảy mọi trái tim phụ nữ nhưng đừng để nó điều khiển, kiểm soát hay phá nát cuộc đời bạn. Bởi đơn giản, nó không đáng. Hãy để cuộc đời điều khiển luật nhân quả và có những thứ ắt sẽ phải trả giá. Tôi hộc tốc phóng xe về nhà, tôi không biết mình đi đâu nhưng tôi đang chạy. Tôi run... và sợ. Đôi tai ong ong, không nghe thấy gì, cảm giác như ai đó rượt đuổi theo mình. Khẽ khàng mỡ cửa, khẽ khàng dắt xe vào nhà.

Ma xô xe ở đèo Hải Vân

Truyện Ma 12H   -  Hé mắt nhìn ra phía trước bức tượng thì trời đất quỷ thần ơi, đập vào mắt bác 1 cảnh tượng rùng rợn đến sởn cả tóc gáy... Nói đến Đèo Hải Vân – Thiên Hạ Đệ Nhát Hùng Quan thì có lẽ ai cũng biết . Đây là con đèo thuộc dãy Trường Sơn ở miền Trung, là ranh giới tự nhiên giữa Huế và thành phố Đà Nẵng.

Bao hẩu quỷ

Truyện Ma 12H  - Giờ thì cô đã lõa thể, và khuôn mặt hơi chuyển sang mờ mịt. Nhạn chợt thò tay bóc ở cổ ném ra một tấm da, để lộ ra trên hốc cổ của mình một cái bọc phập phồng như con ễnh ương... Trong cõi nhân gian người ta thường tương truyền có lắm giống loài ma quỷ lạ. Trong những giống loài ấy, có đôi khi cũng chưa được nhắc tên đến bao giờ nhưng khi được miêu tả lại, vẫn khiến người ta phải kinh sợ.

Kilomet số 13

Truyện Ma 12H   -   Ở trên đời này, gieo nhân nào thì gặt qủa ấy. Hãy nhớ luật nhân quả báo ứng không trừ một ai... Tài lái chiếc Mecxedes bóng loáng, lao vun vút qua cây cầu dài bắt ngang qua con sông Hàn đến công ty làm. Vừa lái xe gã vừa huýt sáo theo nhịp của bài hát, mà cái Radio trên xe đang phát.

Hồng lạp dạ gọi hồn

Truyện Ma 12H  - Vợ hắn từ phòng bên nghe tiếng la vội chạy sang, và chỉ kịp nhìn thấy chồng gục xuống bàn. Lửa từ cây nến tàn đã bén sang tấm trải bàn, cháy lan sang các vật dụng khác... I. Đồn trưởng Lưu Mạnh tưởng như vậy là chiến thắng. Người ta đồn ầm lên về chuyện một hoa khôi mới vừa xuất hiện ở kỹ viện Hồng Nhan. Một người rành chuyện đã tô vẽ thêm: - Cô nàng này vốn là con nhà giàu, do gia cảnh bị sa cơ thất thế nên mới đem thân ngà ngọc bán vào chốn nhơ nhớp!

Hình nhân

Truyện Ma 12H  -  Trong gương, đứng sau lưng Mai là một nữ nhân với khuôn mặt tái nhợt, da dẻ mục rữa, đầu trọc lốc chỉ còn lún phún vài cọng tóc, đang há hốc chiếc miệng đèn ngòm rộng toác, hai hốc mắt sâu hun hút không ngừng tuôn ra từng giọt máu đen... Ánh nắng vàng rực xuyên qua từng kẽ lá, tạo thành những vệt dài đâm thẳng xuống mặt đất, làm nổi lên những hình sáng nguệch ngoạc đến quái dị. Lê từng bước nặng nhọc tới trước cửa sổ có những song sắt đã hoen rỉ, Quang Bảo đưa mắt về phía khu vườn sau nhà. Cậu thẫn thờ dõi theo từng chuyển động của vài chiếc lá đã khô héo, chỉ chực lìa khỏi cành. Đã cuối hạ, Sài Gòn vẫn oi bức, đến những cơn gió hiếm hoi thỉnh thoảng ùa qua cũng mang theo sự ngột ngạt đến khó thở.

Bóng ma trên tầng cao

Truyện Ma 12H  -  Ban đêm, gió lay động màn cây in bóng cành lá lên tường nhà. Những chiếc đèn pha ô tô đôi khi hắt mạnh ánh sáng vào những gian phòng rộng và đồ đạc cũ trong nhà như xuất hiện từ bóng tối, có những hình thù lạ và dễ sợ... Một ngôi nhà xanh hai tầng, một gác xép, một khu vườn, một nhà xe và rặng cây ngăn cách nhà hàng xóm. Người ta gọi là ngôi nhà xanh vì những cánh cửa sơn xanh.

Người tình và sợi dây thòng lòng

Truyện Ma 12H  -  Trong phòng, xác Trúc Quỳnh treo lơ lửng giữa trần nhà. An là người nhào vô trước, anh chụp lấy chân nàng đỡ lên. Nhưng lúc ấy anh đã cảm nhận được rằng mình tới đã quá trễ. Trúc Quỳnh đã chết!... Liễu Huệ đứng lấp ló mãi mà vẫn chưa dám gọi trong khi lòng dạ cô nóng ran, không thể chờ được nữa. Bên trong, anh chàng Thanh An đang say sưa giảng bài các học sinh đang chăm chú lắng nghe... Chính điều đó đã khiến cho Huệ không dám lên tiếng.

Con ma nhà xác

Truyện Ma 12H  -  Đồng hồ vừa gõ năm tiếng cũng là lúc Tư Lân chìm sâu vào giấc ngủ. Và cũng là lúc ông ta cảm giác như có ai đó đè lên người mình, suýt nghẹt thở... Tư Lân chỉ ú ớ rồi thôi... Dựng xong chiếc xe đạp cà tàng của mình vào một góc, Tư Lân lên tiếng ngay với người đồng nghiệp đang chờ để thay ca trực: - Xin lỗi có hơi trễ, kẹt xe quá trời anh Năm! Năm Sang, người trực ca ban ngày cười giả lả: - Đâu có sao, bù qua sớt lại mà, sáng mai tôi lại phải nhờ trực lố khoảng nửa tiếng. Bà xã ở nhà bị bệnh. Ông ta đứng lên gom đồ đạc chuẩn bị về. Trước khi đi, Năm Sang mở sổ ra và dặn: - Hôm nay có bốn xác mới nhập. Hai nam, hai nữ. Tất cả đều tử nạn giao thông.