Chuyển đến nội dung chính

Tiếng thét trong đêm - Chương 1

Tiếng thét trong đêm


Tieng thet trong dem - Chuong 1
Tác Giả:  Mary Higgins Clark
Thể Loại: Truyện Ma Dài
👀Tình Trạng: Đã Hoàn Thành




Chương 1

Lúc tờ mờ sáng, Jenni bắt đầu đi vào rừng để Jin tìm kiếm căn nhà gỗ. Suốt đêm qua, không hề chợp mắt, nàng nằm bất động, thao thức trên chiếc giường rộng, sang trọng, kiểu có tán che. Im vắng ngự trị trong ngôi nhà làm trĩu nặng tâm can nàng.
Dẫu nhiều tuần lễ đã trôi qua mà đôi tai nàng vẫn rình nghe trong tuyệt vọng tiếng khóc đói sữa của đứa con nhỏ. Bầu vú căng sữa của nàng luôn chờ đợi cái miệng bé nhỏ háu ăn. Căn phòng sáng lên khi nàng bật ngọn đèn ngủ. Ánh đèn tỏa vào chiếc cốc pha lê chạm trổ trên tủ com-mốt. Những bánh xà phòng nho nhỏ thơm mùi thông bày trong cốc hắt ánh sáng màu xanh vào chiếc hộp trang điểm bằng bạc.
Nàng đứng dậy và bắt đầu mặc đồ. Như thường lệ, nàng chọn cho mình chiếc quần lót dài bằng len và áo gió nylon mặc dưới bộ đồ đi ski. Nàng chỉnh lại chuông đồng hồ báo thức cho mỗi bốn tiếng đồng hồ. Dự báo thời tiết vẫn không thay đổi trong vùng Granite Place, Minnesota: âm 30°, gió thổi trung bình dưới 40 cây số/giờ và âm 40°C cho những vùng nằm ở hướng gió.
Đối với nàng, có hệ trọng gì đâu. Dẫu phải chết rét đi nữa thì nàng cũng phải kiếm cho ra căn nhà gỗ đó. Nó ở đâu đó thôi, trong khu rùng thông đen, sồi và thích của xứ Na Uy này. Trong những đêm dài thao thức, nàng đã hoạch định một chương trình cho cuộc tìm kiếm. Theo nàng nghĩ, Erich không đi nhanh bằng nàng được, anh ta đi một bước thì nàng đã tiến xa ba bước rồi. Bước sải dài của nàng tự nhiên mang nàng đi nhanh hơn nàng tưởng. Như ngày kia,Erich đến căn nhà gỗ sực nhớ quên mang theo chìa khóa, chàng trở về để lấy, thì phải đi mất 40 phút. Theo anh ta, đoạn đường từ căn nhà gỗ đến bìa rừng phải đi khoảng 20 phút. Erich không bao giờ dẫn nàng đến đó. Chàng đã từng nói với nàng: “Jenni, em hãy hiểu cho anh, mọi nghệ sĩ đều cần có một thế giới riêng tư”. Trước đây, nàng cũng không bao giờ tìm cách để đến nơi đó. Erich cũng đã tuyệt đối cấm mọi người trong nông trang vào rừng. Ngay cả Clyde, người quản lý nông trang từ ba mươi năm nay cũng xác nhận chưa hề biết căn nhà gỗ đó nằm ở đâu.
Tuyết trắng xóa, từng mảng nặng nề, chất lớp, đã xóa tan đi dấu chân nàng. Nhưng trái lại nó cũng giúp nàng thực hiện cuộc tìm kiếm thấu đáo hơn bằng cách đi ski. Nàng cố thận trọng để tránh bị lạc hướng, với hằng hà bụi rậm nơi đây cùng với khả năng định hướng tồi tệ của nàng thì nguy cơ đi lòng vòng sẽ xảy ra ngay.
Thận trọng, Jenny chủ định mang theo một cái la bàn, cái búa, đinh và ít mảnh vải nhỏ. Nàng dự tính sẽ đóng những mảnh vải này vào thân cây để đánh dấu.
Suốt đêm qua, nàng suy nghĩ hẳn mình có nên đến gặp ông cảnh sát trưởng Gunderson. Hẳn nhiên ông ta sẽ nhìn nàng bằng ánh mắt dò hỏi, khinh khỉnh.
Bộ áo liền quần đi ski móc ở tủ ngăn dưói nhà, cạnh nhà bếp. Nàng mặc nó vào trong khi chờ đợi nước cà-phê đun sôi. Ngay khi uống tách cà-phê đầu tiên, nàng đã hình dung rõ ràng hơn vị trí của căn nhà. Nàng sẽ mang theo bình thủy cà-phê. Jenni không có chìa khóa của căn nhà gỗ nhưng khi vào nàng có thể dùng búa để đập vỡ cửa kính.
Toàn bộ ngói nhà rộng lớn cũ kỹ mà nàng đang sống nơi đây, thật bóng loáng từ trên xuống dưới. Hẳn đó là thành tích sáng chói do những nguyên tắc khắc nghiệt về tính sạch sẽ của Elsa, chị người làm, ngay cả khi chị ta không đến đã hai tuần nay. Trước khi ra về, chị ta luôn bóc một tờ lịch treo ở tường, trên chiếc điện thoại. Jenni còn nhớ đã từng nói với Erich về chị ta, “Elsa khônq thể kềm chế được việc lau chùi mọi thứ dẫu không thấy dơ và chị ta cứ lặp lại mãi như vậy trong suốt tuần”. Bảy giờ, đến lượt nàng bóc tờ lịch của ngày thứ Hai 14 tháng 2, nàng vò nát tờ lịch cũ và chăm chú nhìn vào hàng chữ lớn ghi trên tờ lịch mới: Thứ bảy 15 tháng 2. Nàng rùng mình. Đã gần mười bốn tháng trôi qua kể từ ngày nàng gặp gỡ Erich tại gallery. Không thể thế được. Đó phải là một thế kỷ. Nàng đăm chiêu suy nghĩ.
Mái tóc màu hạt dẻ sẫm màu của nàng trong thời gian nàng mang thai giờ đây đã trở thành gần như màu đen. Mái tóc lộ ra sự buồn bã và không còn sức sống khi nàng ém nó dưới chiếc nón trùm đầu bằng len. Chiếc gương đóng khung bằng vỏ sò đặt bên phía trái cánh cửa bếp thật không phù hợp với cảnh bề thế của căn bếp với khung trần trang trí bởi những cây đà to lớn bằng gỗ sồi. Nàng đến đứng trước gương, đôi mắt nàng giờ đã quầng thâm, không còn là màu xanh ngọc bích; sáng hôm nay chúng phản chiếu nét nhìn chăm chú và sững sờ. Đôi má nàng lõm sâu. Nàng đã sụt cân từ khi ở cữ. Khi nàng cài lại cúc áo, thì thấy gân xanh đập nhẹ nơi cổ mình, mới có hai mươi bảy tuổi mà nàng có cảm tưởng như gấp mười lần hơn; và nàng cảm thấy mình già như một bà lão trăm tuổi. Ước gì sự đờ đẫn này biến mất đi. Ước gì ngôi nhà này không còn thinh lặng như thế này nữa, một sự thinh lặng khủng khiếp.
Nàng hướng mắt nhìn lò sưởi bằng gang nằm sát tường phía đông của căn bếp. Cái nôi chất đầy củi đã được đặt lại chỗ cũ cùng những vật dụng cần thiết cạnh đó. Nàng nhìn chăm chú chiếc nôi. Như một cú sốc thường xuyên hiện diện. Dần dà nàng cảm thấy quen thuộc với sự có mặt của nó trong căn bếp. Đoạn, nàng quay sang rót cà phê vào bình thủy, thu gom lại các vật cần dùng như la bàn, cái búa, những cái dinh, những mảnh vải và dồn tất cả vào trong một túi đeo lưng, với khăn quàng trùm mặt, chân mang giày ski, Jenni nhanh nhẹn luồn đôi tay vào bao găng tay to tướng bằng lông thú. Nàng tạ ơn Trời đã cho mình học tốt môn trượt tuyết trong năm qua. Nàng mở cửa bước ra.
Gió dữ dội quất mạnh vào người nàng. Tiếng rống khàn đục của đàn bò trong chuồng làm nàng liên tưởng đến tiếng nức nở của nỗi tuyệt vọng sâu xa. Mặt trời rực rỡ trên tuyết trắng, vẻ đẹp sáng ngời của vị chúa tể xa xôi dường như bất lực với nỗi khắc nghiệt của băng giá.
Giờ này, hẳn Clyde đang đi kiểm tra chuồng súc vật. Đội ngũ nông dân ăn lương công nhật hẳn đang bận rộn chất đầy rơm cho đàn bò Black Angus; vì là mùa đông nên chúng không thể ăn cỏ trên đồng và chúng thường ẩn náu nơi đây để có thức ăn. Phân nửa tá điền đang làm việc trên phần đất khai khẩn rộng lớn và không một người nào đến gần ngôi nhà này. Chỉ thấy những chiếc bóng nhỏ bé của họ lố nhố phía chân trời...
Đã bảy tiếng đồng hồ trôi qua kể từ khi nàng bắt dầu cuộc tìm kiếm căn nhà gỗ. Nàng quyết tâm không kéo dài quá ba mươi phút cho mỗi hướng rẽ và nàng đi theo con đường mà Erich luôn mất hút trong rừng. Phía trên nàng, ánh nắng xuyên qua những cành cây chằng chịt, sau khi nàng đã trượt ski trong phạm vi có thể mà không bị lạc hướng.
Nàng rẽ phải, trượt thêm khoảng chừng ba trăm mét, rẽ phải thêm lần nửa và nàng đã đến bìa rừng.
Gió cuốn mất dấu chân nàng. Nhưng nàng đã đánh dấu mỗi ngã rẽ khi đóng những mảnh vải trên thân cây.
Jenni trở về nhà lúc mười một giờ trưa. Nàng hâm nóng nồi xúp, hong khô đôi giày và cố không nghĩ đến cái rét buốt đang đốt cháy vầng trán và đôi tay. Sau đó, nàng lại tiếp tục ra đi.
Những tia nắng cuối cùng vụt tắt, thời tiết rét cóng, đồng hồ đeo tay của nàng chỉ năm giờ chiều, nàng thầm nghĩ, cuộc tìm kiếm ngày hôm nay hẳn ngưng được rồi. Nàng quyết định điều đó khi vượt qua gò đất sau cùng. Lúc này, đột nhiên nàng trông thấy nó: một căn nhà gỗ được làm bằng những khúc củi tròn với mái bằng vỏ cây. Ông cố nội của Erich đã xây cất nó vào năm 1859. Môi mím chặt, Jenny chăm chú nhìn, tâm hồn dao động vì thất vọng. Các mành cửa buông xuống; căn nhà dường như được đóng kín, tưởng chừng đã lâu năm chưa được ai mở cửa. Trên ống khói của lò sưởi, tuyết đóng dầy như đội chiếc nón. Không một tia sáng nào hất ra từ bên trong. Phải chăng nàng đã từng hy vọng được nhìn thấy lò sưởi tỏa khói, những ngọn đèn lóe sáng qua màn cửa đó? Phải chăng nàng đã tin một điều rất bình thường là nàng chỉ việc mở cửa ra và đi vào nhà?
Một tấm biển bằng sắt được treo trước cửa nhà, trên đó những dòng chữ vẫn còn rõ ràng: TUYỆT ĐỐI CẤM VÀO, BẤT TUÂN SẼ TRUY TỐ. Ký tên Erich Krueger - năm 1903.
Phía bên trái căn nhà gỗ có một cái bơm nước để nằm lẫn trong những nhánh thông dài. Nàng hình dung chàng trai trẻ Erich đã cùng đến với mẹ nơi đây. Erich đã từng kể với nàng: “Caroline thích giữ căn nhà này như nguyên dạng của nó. Cha anh ước ao được hiện đại hóa nó nhưng, mẹ anh không muốn nghe đến điều đó”.
Lúc này, không màng đến rét buốt; Jenni đi đến ô cửa sổ đầu tiên, nàng lấy cái búa trong túi đeo ra và đập mạnh trên ô cửa kính. Những mảnh vỡ sượt qua mặt nàng. Tuy nhiên, nàng không cảm thấy tia máu đã đông khi chảy xuống gò má; thận trọng tránh những mảnh sắc nhọn, nàng đưa tay vào bên trong để mở khóa và nhấc cái cửa sổ cánh sập lên.
Cởi đôi ski ra, nàng leo qua thành của sổ hơi cao, vén bức mành và bước vào căn nhà gỗ.
Đó là một căn phòng duy nhất khoảng chừng mười hai thước vuông. Một lò sưởi kiểu thuộc địa được đặt sát vách phía bắc; bên cạnh, một lượng củi dự trữ được sắp xếp kỹ lưỡng. Vây quanh lò sưởi, một tràng kỷ bọc vải nhung sang trọng đặt thật hợp với vài chiếc ghế bành. Toàn bộ nền nhà bằng gỗ thông bóng lưỡng được phủ bởi một tấm thảm phương Đông màu nhợt nhạt. Kê sát ở những cửa sổ chính là một bàn dài và ghế băng dài. Ở góc phòng, có một cái xa kéo sợi tưởng chừng như đang còn trong tình trạng hoạt động. Trên tủ búp-phê bằrig gõ sồi là những đồ sứ xanh Trung Quốc và những cây đèn dầu. Cầu thang nằm phía trái với bên trên là những dãy kệ chứa đầy những bức tranh chưa có khung. Các bức vách bằng gỗ trắng trơn bóng loáng được treo đầy tranh. Như người mất hồn, Jenni lần lượt ngắm nhìn từng bức tranh một. Căn nhà gỗ này quả là một bảo tàng nghệ thuật. Ngay cả cảnh tranh tối tranh sáng cũng không làm che khuất nổi cái đẹp của sơn dầu và màu nước; những bức vẽ than và bút sắt. Hẳn Erich chưa “trình làng” những tác phẩm độc đáo này của chàng! Giới phê bình nghệ thuật sẽ phản úng ra sao khi trông thấy những kiệt tác này?
Một vài bức tranh có khung được treo ở vách. Hẳn nhiên đây là những bức mà chàng có chủ tâm đem đi triển lảm trong kỳ tới. Phải chăng đây là nguồn sống trong bão tố mùa đông? Hẳn có gì lạ trong cảnh; Con hươu với cái đầu ngẩng cao, nghe ngóng, sẵn sảng lẩn trốn vào rừng; Chú bò con tìm vú mẹ; Những cánh đồng xanh nở rộ cỏ linh lăng trong mùa gặt; Những tín hữu đi về giáo đường; Con đường lớn của Granite Place, gợi lại sự vắng lặng của thời gian vĩnh hằng.
Dẫu rằng, đang trong tâm trạng tuyệt vọng, Jenni vẫn còn tìm thấy trong thoáng chốc sự an ổn và bình yên trước vẻ đẹp tinh tế của những bức tranh này. Sau đó, nàng cúi xuống trong ngăn đầu tiên để xem những bức tranh chưa vào khung. Thêm một lần nữa, nàng lại khâm phục. Tài năng về nghệ thuật của Erich làm nàng rất đỗi ngạc nhiên, nét vẽ phong cảnh, con người, loài vật, thật độc đáo. Nàng nhìn qua bức tranh mô tả cảnh sống vui tươi trong khu vườn mùa hạ với chiếc xe nôi của trẻ nít...
Và nàng đã nhìn thấy sự việc đó. Không hiểu được, cuống cuồng, nàng bắt đầu tìm kiếm giữa những bức tranh sơn dầu và bản phác thảo trong những ngăn kệ khác.
Đôi mắt mở lớn sững sờ, nàng vừa chạy, vừa tìm kiếm, từ bức tranh này đến bức tranh khác treo dọc theo bức vách. Rồi bất giác, nàng lảo đảo đi đến cầu thang, bước lên từng bốn bậc một để đến xưởng vẽ. Đến bậc thang cuối, dốc nghiêng của mái nhà buộc nàng phải khom người, khi ngẩng lên, nàng đối diện với muôn ngàn màu sắc như trong cơn ác mộng. Trên bức tường phía sau, thật kinh hãi, nàng thấy hiện ra khuôn mặt của chính mình. Nàng thắc mắc, phải chăng ở đấy có một tấm gương? Không - Khi nàng đến gần, khuôn mặt chẳng hề lây động. Những tia nắng cuối cùng của một ngày xuyên qua ô cửa nhỏ, in bóng ngoằn ngoèo trên bức tranh như ngón tay ma quái đang chỉ vào.
Đứng sững sờ một lúc lâu, mắt không rời bức tranh, Jenni ghi nhận từng chi tiết quái dị của nó và cảm thấy miệng mình dạng há hốc vì nỗi kinh hoàng khó tả; nàng có cảm tưởng như một âm thanh khàn đục đang dâng lên từ cổ họng se thắt của mình.
Sau cùng, với những ngón tay tê cóng, ngập ngừng, nàng cố gắng lấy bức tranh, vài phút sau, tay cắp bức tranh, nàng rời căn nhà gỗ.
Gió lúc này quất mạnh hơn làm nàng ngạt thở, dập tắt tiếng gào thét của nàng: “Cứu tôi, ai đó xin giúp tôi, xin cứu tôi”.
Gió mạnh xé tan tiếng thét của nàng, làm tan biến vào rừng tối âm u.


Hiển nhiên, cuộc triển lãm tranh của Erich Krueger, người họa sĩ miền Midwest vừa được công chúng biết đến, thành công mỹ mãn.
Buổi lễ ra mắt dành cho giới phê bình và khách mời danh tiếng bắt đầu từ lúc bốn giờ chiều. Nhưng những người hiếu kỳ đá nối đuôi nhau suốt ngày dọc theo gallery vì bị cuốn hút bởi bức tranh sơn dầu “Hoài niệm về Caroline” trưng bày trong ô kính.
Jenni khéo léo len lỏi vào giữa giới phê bình, nàng giới thiệu Erich, trò chuyện với các nhà sưu tầm, để mắt đến các người hầu bàn tiếp món khai vị và rót đầy những ly rượu sâm banh.
Sáng hôm nay, từ khi thức giấc một ngày xem chừng đã có dấu hiệu trắc trở. Beth, con gái lớn của nàng, bình thường rất dễ bảo, hôm nay lại nhõng nhẽo khi đến nhà trẻ. Tina, đứa con gái út, hai tuổi, khóc suốt đêm không ngủ vì bị đau răng hàm.
Bão tuyết của ngày đầu năm đã biến New York thành cơn ác mộng thật sự của nạn kẹt xe và từng đống tuyết xám xịt và trơn trượt ở lề đường, vì bận bịu với hai đứa bé và phải đi ngang qua thành phố nên Jenni đến phòng triển lảm trễ sau một tiếng đồng hồ. Nàng gặp ông Hartley trong tình trạng bối rối không kém.
Ông Hartley nói :
- Jenni à, công việc chưa chuẩn bị xong. Tôi báo với cô. Tôi cần một người làm việc nghiêm chỉnh.
- Tôi rất tiếc. - Nàng vừa nói vừa móc áo choàng vào tủ hốc tường - Mấy giờ ông Erich đến?
- Khoảng một giờ trưa, cô có hiểu rằng còn thiếu ba bức tranh của ông ta trong số vừa nhận được không?
Jenni nhận thấy khi người đàn ông sáu mươi tuổi này lâm vào tình trạng lo lắng, tưởng chừng ông ta sẽ biến thành đứa trẻ lên bảy với đôi mày chau, miệng run rẩy.
Nàng dịu dàng hỏi ông ta :
- Ông Hartley à, bây giờ những bức tranh đã có ở đây rồi chứ!
- Có rồi, nhưng chiều qua, khi ông Krueger gọi điện đến, tôi có hỏi ông ta về ba bức tranh còn thiếu, ông ta nghi rằng chúng bị thất lạc đâu đấy. và ông Erich bảo chúng ta phải trưng bầy bức tranh của mẹ ông phía sau ở kính của mặt tiền gallery, dù nó không được bán cho khách, Này, Jenni, người ta nói, chính cô là người mẫu của bức tranh này đấy!
Cố kềm để khỏi vỗ vào vai ông, Jenni nói :
- Vậy thì, đâu phải tôi.
- Lúc nảy, tranh đã có đầy đủ, chúng ta bắt đầu treo chúng lên thôi.
Jenni vội vã bày biện các bức tranh, sắp chúng theo loại sơn dầu, màu nước, những bức vẽ bằng bút sắt và chì than.
Trông thấy nàng đã bày biện xong những bức tranh, ông Hartlley mỉm cười nói :
- Có có con mắt thật tuyệt! Tôi biết chúng ta sẽ thành công.
- Ông nói hay nhỉ! - Nàng thầm nghĩ và cố nén tiếng thở dài.
Phòng triển lãm mở cửa vào lúc mười một giờ trưa. Mười một giờ kém năm phút thì bức tranh quan trọng nhất đã đặt đúng chỗ. Bên cạnh nó là bảng quảng cáo viết bằng chữ hoa trên nền nhung: TRlỂN LÃM ĐẦU TIÊN TẠI New York, ERICH KRUEGER.
Bức tranh “Hoài niệm về Caroline” gây sự chú ý tức khắc cho người qua lại đông đúc trên đường số 37. Jenni thấy họ ngừng lại để ngắm nhìn bức tranh. Nhiều người trong số họ vào phòng triển lãm, tò mò xem những bức tranh khác. Nhiều người đã hỏi nàng: Phải cô là người mẫu của bức tranh bày trong tủ kính?
Nàng đi phân phát cho khách tham dự những vựng tập bìa mỏng có in tiểu sử của Erich Kruger như sau:
“Trong hai năm liền, Erich Krueger được thừa nhận là một họa sĩ nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật, ông sinh ở Granite Place, bang Minnesota, ông bắt đầu vẽ tranh từ năm mười lăm tuổi, ông sinh sống trong nông trang của gia đình chuyên nuôi gia súc dành cho các cuộc thi đấu, ngoài ra Erich Krueger cũng là chủ tịch nhà máy xi-măng Krueger.
Một nhà buôn tranh ở Minneapolis đã phát hiện ra tài năng của ông. Tranh của ông đã được trưng bày ở Minne­apolis, Chicago, Washington, DC. và San Francisco. Erich Kruger 34 tuổi, hiện còn độc thân”.
Nàng ngắm nhìn bức hình trên tấm bìa mỏng vã thầm nghĩ: “Trông ông ta giống chàng Tống Ngọc”.
Vào lúc mười một giờ rưỡi, ông Hartley đến gần nàng, giờ đây khuôn mặt ông không còn vẻ khó chịu và lo lắng.
Ông Hartley nói :
- Mọi việc ổn cả chứ, Jenni?
Nàng đáp :
- Rất tốt. - Đoán biết câu hỏi tiếp của ông ta, nàng nói tiếp - Tôi đã gọi người đặt hàng đến xác nhận. Những nhà phê bình của báo New York Times, New Yorker, Newsweek, Times và Art News đều cho biết họ sẽ có mặt. Khoảng tám mươi người sẽ đến dự lễ Khai mạc nếu tính những khách không mời thì vào khoảng một trăm người. Phòng Triển lãm sẽ đóng cửa lúc 3 giờ chiều, như vậy sẽ đủ thời gian cho giới phê bình ngồi lại đàm đạo.
- Jenni, cô thật tuyệt!
Jenni thầm nghĩ, lúc này, trông ông Hartley thật có duyên. Nhưng nàng luôn chờ đợi điều tệ hại xảy ra khi muốn báo cho ông ta biết là nàng sẽ rời buổi tiệc sớm hơn giờ bế mạc!
Chỉ tay về phía viên trợ lý, nhân viên làm việc bán thời gian, Jenni nói với ông Hartley :
- Lee đến kìa!
Nàng cười với anh ta và nói :
- Chúng ta đã sẵn sàng rồi!
Rồi quay sang ông Hartley, nàng nói tiếp :
- Ông đừng bận tâm nữa!
Ông Hartley nói :
- Tôi sẽ thử xem. Cô báo cho Lee biết là tôi sẽ trở về trước mười ba giờ để dùng bữa trưa với ông Erich, về phần cô - Jenni, nên đi dùng bữa ngay đi.
Nàng nhìn ông Hartley vội vã bước qua ngưỡng cửa. Trong chốc lát, lượng khách trong phòng triển lãm thưa dần. Jenni có ý định muốn đến nhìn bức tranh bày sau ô kính ở mặt tiền gallery, nàng đi ra ngoài và không màng đến việc khoác áo choàng. Để có thể ngắm bức tranh từ xa, nàng lùi lại vài bước và đứng trên lề đường.
Những người qua đường quay mặt lại nhìn nàng rồi họ nhìn đến bức tranh và nhã nhặn bước đi. Tranh vẽ một người phụ nữ ngồi trước hiên nhà, trên chiếc xích đu có hình dáng chiếc thuyền mũi vểnh. Bà đang ngắm nhìn buổi hoàng hôn. Ánh chiều tà chếch nghiêng đủ màu sắc tím, đỏ và hoa cà. Chiếc áo choàng không tay màu xanh lục ôm lấy tấm thân mảnh dẻ của bà. Mớ tóc xòa màu cánh quạ bay lất phất quanh khuôn mặt mà lúc này đã che khuất phần nửa vào bóng tối. Jenni ngẫm nghĩ: “Mình đã thấy những gì mà ông Hartley muốn nói”.
Người đàn bà trong tranh có vầng trán rộng, mũi thanh và thẳng, cái miệng độ lượng. Hẳn đây là những nét đặc trưng của chính Jenni. Bức tranh vẽ hiên nhà với những cây cột thanh mảnh chuốt góc sơn màu trắng; lờ mờ trên nền tranh phía sau là bức tường gạch của ngôi nhà. Trong nắng chiều, một bé trai chạy băng qua cánh đồng để đến với bà. Từng mảng tuyết trắng gợi lên cái giá rét khi màn đêm buông xuống. Nhân vật ngồi trên xích đu dường như bất động, bà nhìn chăm chăm vào ánh hoàng hôn. Dẫu cho đứa trẻ có vồn vã chạy đến, dẫu cho ngôi nhà có dáng đứng vững chắc và cái cảm giác bất tận của không gian, thì người ta cũng cảm nhận về nỗi cô đơn đang bềnh bồng vây quanh người phụ nữ trẻ. Tại sao thế nhỉ? Phải chăng là do ánh mắt bà biểu lộ một nỗi buồn hay chỉ vì toàn bộ bức tranh gọi lên sự rét buốt cắt da? Ai lại đi ngồi ngoài trời với thời tiết như thế? Tại sao bà ta không ngồi trong nhà, bên cửa sổ để ngắm nhìn hoàng hôn?
Jenni rùng mình vì lạnh. Nàng đang mặc chiếc áo san-đai cổ cao là quà tặng dịp lễ Noël của Kevin, người chồng trước của nàng. Nàng nhớ lại, đêm hôm đó, Kevin đã tạt qua căn hộ của nàng, với quà tặng này và những con búp-bê cho các con gái của họ. Kevin không bao giờ đặt vấn đề trợ cấp nuôi con, mà anh còn thiếu nợ nàng hơn hai trăm đô. Chiếc áo này là loại rẻ tiền nên mặc không ấm lắm. Nhưng ít ra nó vẫn còn mới và màu ngọc lam của nó làm tăng thêm giá trị sợi dây chuyền vàng mặt hình quả tim nàng đeo trên cổ; kỷ vật của ngoại Nana để lại cho nàng.
May mắn thay cho nàng là một trong những ưu điểm của giới yêu nghệ thuật là họ ăn mặc theo ý thích. Và, đối với Jenni, dẫu nàng đang mặc chiếc váy len quá dài, đôi giày bốt quá rộng hẳn cũng không có vẻ gì là đói rách lắm. Tuy nhiên, lúc này nàng phải đi vào nhà thôi, nếu không thì cái dịch cảm cúm hiện đang hoành hành khắp New York sẽ quật ngã nàng ngay.
Jenni nhìn lần cuối bức tranh, cảm phục tài năng của người họa sĩ với nét vẽ dẫn sự chú ý của người xem từ dáng người ngồi ở hiên nhà, đến đứa trẻ, rồi đến ánh hoàng hôn, nàng thì thầm: “Thật là đẹp”. Lòng không ngớt trầm trồ bức tranh, nàng vô tình lùi lại, lảo đảo và va vào ai đó trên lề đường trơn trượt. Nàng có cảm giác một đôi tay thật mạnh mẽ đang nắm giữ cánh tay mình. Một giọng nói nửa pha trò, nửa trêu chọc cất lên bên tai nàng :
- Phải chăng cô có thói quen đi ra ngoài không áo choàng với thời tiết như thế này và còn nói chuyện một mình thế ư?
Quay người lại, nàng ngượng ngùng, ấp úng :
- Tôi rất tiếc, xin lỗi ông, tôi có làm ông đau không? - Nàng vuột khỏi tầm tay ông ta và, nhận ra trước mặt mình là khuôn mặt của bức hình được in trên bìa những vựng tập mà nàng đã phân phát sáng nay. Jenni thầm nghĩ, “Trời ơi! Mình thật may mắn khi dụng phải Erich Krueger!”
Nàng thấy khuôn mặt ông ta tái xanh, đôi mắt mở lớn và môi mím chặt. Rụng rời, nàng thầm nghĩ, hẳn ông ta đang điên tiết! Với dáng điệu hối tiếc, nàng đưa tay ra cho ông ta và nói :
- Ông Erich, tôi rất tiếc ông vui lòng thứ lỗi cho tôi. Bức chân dung của mẹ ông quá thu hút tôi. Thật... thật không thể diễn tả nổi. Ô! Nhưng mời ông vào. Tôi là Jenni MacPartland. Tôi làm việc tại gallery.
Erich chăm chú nhìn nàng thật lâu, dò xét từng nét một trên khuôn mặt nàng. Không hiểu phải chấp nhận thái độ này ra sao, nàng đành im lặng. Dần dà, khuôn mặt ông ta trở nên dịu dàng hơn.
Ông ta nói :
- Jenny. - Rồi mỉm cười và lặp lại: “Jenny” và nói tiếp - Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cô nói với tôi rằng... nhưng thôi sao cũng được.
Nụ cười làm ông ta thay đổi hẳn. Thực tế, Jenni cao hơn Erich. Nàng nghĩ rằng ông ta cao độ một mét bảy mươi lăm và ông mang giày bốt có đế cao là bảy centimét. Đôi mắt xanh sâu thẳm của ông ta nổi bật trên khuôn mặt đẹp trai kiểu cổ điển. Đôi lông mày dày đẹp như vẽ, hài hòa với vầng trán hơi quá rộng. Tóc xoăn, nâu vàng, rải rác vài sợi bạc, làm người ta liên tưởng đến hình cô gái trẻ trên đồng tiền cổ La Mã. Ông ta có cái mũi thẳng và cái miệng nhạy cảm của bà trong bức tranh. Ông ta mặc một chiếc áo choàng bằng vải cashemire màu kem và quấn khăn quàng cổ.
Jenni thầm nghĩ, “Vậy thì, ta đã trông đợi cái gì nhỉ?” Ý nghĩ của nàng về ông ta, với cái từ “nông trang” chỉ gợi lên hình ảnh người nghệ sĩ này với áo vét jean và giày bốt vấy bùn, đột ngột xuất hiện tại gallery. Nàng cảm thấy buồn cười với ý nghĩ đó và trở về với thực tại. Thật là vô lý. Nàng đứng bất động, run rẩy.
Jenni nói :
- Thưa ông Erich..
Ông ta cắt ngang lời nói nàng :
- Jenni à, cô lạnh rồi. Tôi thật có lỗi. - Rồi nắm lấy tay nàng, đưa nàng vào gallery.
Sau đó, Erich đi kiểm tra cách bài trí các bức tranh. Jenni theo sau ông ta từng bước một. Erich kiểm tra mọi việc thật cẩn thận, một đôi lần ông dừng bước để chỉnh lại một bức tranh cho đúng chỗ. Sau cùng, ông ta gật đầu, vẻ bằng lòng.
Ông ta hỏi nàng :
- Tại sao cô treo bức “Đồng áng mùa xuân” bên cạnh bức “Mùa gặt”?
Jenni hỏi lại :
- Phải chăng là những cảnh cùng trên một cánh đồng, phải không ông? Tôi nhận thấy rằng đó là một sự liên tục giữa công việc cày bừa và gặt hái trong vụ mùa. Ước gì ở đây có thêm một bức tranh về mùa hạ nữa.
- Tôi có bức tranh đó nhưng tôi không gởi nó đến.
Nàng liếc nhìn đồng hồ treo trên cửa chính. Đã gần mười hai giờ trưa.
Nàng nói :
- Ông Erich ạ, nếu không có gì phiền, tôi sẽ sắp xếp chỗ làm việc của ông trong văn phòng ông Hartley, ông ấy có nhã ý mời ông dùng bữa tại Russian Tea Room vào lúc mười ba giờ. Khéo kẻo trễ. Phần tôi thì sẽ đi ra ngoài dùng vội cái sandwich.
Giúp nàng mặc áo choàng, ông ta nói :
- Hôm nay ông Hartley sẽ ăn trưa một mình. Tôi đói lắm rồi và có ý định dùng bữa trưa với cô. Cô hãy nói cho tôi biết, cô không có hẹn với ai chứ?
- Không ông ạ, tôi cũng đang tính đi ra ngoài để mua cái gì đó ăn cho qua bữa.
- Chúng ta đến Tea Room đi. Tôi tin rằng ở đó sẽ có bàn cho chúng ta.
Nàng miễn cưỡng đi theo ông ta, biết trước rằng ông Hartley sẽ giận và nguy cơ mất việc của nàng tăng cao. Hartley sẽ lấy cô là nàng luôn đi trễ. Tuần vừa qua, nàng lại nghĩ việc hai ngày vì Tina bị viêm họng. Nhưng nàng hiểu rõ ràng, nàng không thể từ chối lời mời của Erich.
Tại nhà hàng, ông ta ra dấu là không đặt bàn và yêu cầu dành một bàn trong góc phòng ăn. Jenni từ chối ly rượu mà ông ta mời nàng.
- Nếu tôi uống rượu hẳn tôi sẽ ngã vật ra ngay sau mười lăm phút. Đêm qua, tôi mất ngủ, ông vui lòng cho tôi dùng nước suối.
Họ gọi hai phần bánh sandwich, rồi ông ta cúi xuống bên nàng :
- Hãy nói về cô đi, Jenni MacPartland.
Cố nín cười, nàng đáp :
- Vậy ông có biết phương pháp: “Làm sao để kết bạn” chưa?
- Chưa. Tại sao?
- Đó là loại câu hỏi mà người ta dạy cho bạn đặt ra cho buổi đầu gặp gỡ. Quan tâm đến kẻ khác. Tôi muốn biết tất cả về ông.
- Nhưng cũng có điều tôi muốn biết thật sự cô là ai?
Người hầu bàn dọn thức uống cho họ, trong khi đó Jenni giới thiệu về mình :
- Tôi là người mà xã hội văn minh gọi là “một người phụ nữ đã ly dị và là người chủ gia đình”. Tôi có hai cháu gái nhỏ. Beth, ba tuổi và Tina vừa lên hai. Tôi cùng hai cháu sống trong căn hộ một phòng của một tòa nhà nhỏ xây bằng dá, đường Est số 37. Tôi làm việc với ông Hartley đã bốn năm rồi.
- Làm sao cô có thể làm việc trong bốn năm với các con nhỏ như thế?
- Tôi được nghỉ phép hai tuần khi ở cữ.
- Thật sự cô cần phải đi làm lại sớm như vậy sao?
Nhún vai, Jenni trả lời :
- Tôi gặp Kevin MacPartland khi chuẩn bị thi bằng cử nhân nghệ thuật của trường Đại học Fordham tại trung tâm Lincoln. Kev là diễn viên trong nhà hát kịch. Nana đã nói trước là tôi lầm người khi chọn Kevin, tôi vẫn không vâng lời bà.
- Nana?
- Là bà ngoại tôi. Người đã nuôi dạy tôi từ lúc tôi được một tuổi. Nana hẳn là có lý. Kevin là một chàng trai dũng cảm... nhưng không hội đủ điều kiện... Hai năm chung sống, chúng tôi đã có hai cháu, đối với anh ta thật là việc quá sức mình... Sau khi Tina ra đời, Kevin bỏ nhà ra đi. Hiện nay chúng tôi đã ly dị.
- Anh ta có chu cấp cho mấy đứa nhỏ?
- Lợi tức bình thường của một diễn viên là ba ngàn đô la một năm. Sự thật thì Kevin có tài và với chút may mắn, anh ta có thể xoay xỏ được, nhưng lúc này thì không.
- Lúc mấy cháu còn bé, có không thể gởi chúng vào nhà trẻ được sao?
Cảm thấy nghèn nghẹn ở cổ, trong phút chốc, nước mắt lưng tròng, nàng đáp :
- Khi tôi đi làm thì ngoại tôi trông nom chúng, ngoại vừa mất cách đây ba tháng. Bây giờ thì tôi không muốn nhắc đến chuyện ấy nữa.
nắm tay nàng, xiết nhẹ, ông ta nói :
- Jenni, tôi rất tiếc, tha lỗi cho tôi. Thế mà, bình thường tôi đâu đến nỗi ngốc như hôm nay.
Gượng cười, nàng nói :
- Đến lượt tôi yêu cầu ông, hãy nói cho tôi biết tất cả về ông.
Nàng nhấm nháp bánh sandwich trong khi nghe ông ta nói :
- Hẳn nhiên là cô đã đọc tiểu sử của tôi. Tôi là con độc nhất trong gia đình. Mẹ tôi qua đời vì tai nạn vào ngày sinh nhật thứ mười của tôi. Cha tôi mất cách đây hai năm. Hiện nay, người quản lý nông trang hầu như nắm giữ mọi công việc về kinh doanh. Phần lớn thời gian tôi dành cho xưởng vẽ của mình.
Jenni nói :
- Như thế thật là tuyệt, ông quả là có tài. Hẳn ông đã vẽ tranh từ lúc mười lăm tuổi?
Xoay xoay ly rượu trong tay, ông ta ngập ngừng đoạn nhún vai nói :
- Một câu trả lời rất bình thường là, hội họa đối với tôi là một sự hoạt động nghệ thuật bằng tay trái nhưng điều đó chỉ có một phần sự thật mà thôi. Mẹ tôi là một hoạ sĩ. Tôi không nghĩ rằng bà có tài năng trong lãnh vực hội họa. Nhưng ông ngoại tôi thì hẳn có đôi chút nổi danh. Tên ông là Everett Bonardi.
Nàng reo lên :
- Hẳn nhiên là tôi đã nghe danh ông cụ. Nhưng tại sao ông không nêu tên ông cụ trong bảng tiểu sử của ông?
- Nếu tác phẩm của tôi có giá trị thì chính nó sẽ nói lên điều đó. Tôi hy vọng được thừa hưởng một ít tài năng nghệ thuật của ông tôi. Mẹ tôi vẽ tranh để tiêu khiển, nhưng ba tôi lại ganh tị về việc ấy kinh khủng. Tôi đoán rằng hẳn ba tôi cảm thấy mình quá vụng về, ví như một con voi trong cửa hàng đồ sứ. Một ngày mẹ tôi giới thiệu cha với gia dinh mình tại San Francisco. Hẳn nhiên họ xem cha tôi như một nông dân mang guốc miền Midway. Vì vậy, nên cha tôi trả thù mẹ bằng cách sử dụng sự khéo tay của bà để buộc bà làm những việc có ích như bà phải may chắp ráp các mảnh vải đủ màu để thành chiếc khăn hoặc miếng vải phủ giường. Tuy vậy, cha tôi rất yêu bà. Nhưng với tôi, ông luôn không muốn tôi mất thì giờ vì hội họa - ông rất ghét điều đó, vì vậy nên tôi phải lén lút ông để vẽ.
Mặt trời giữa trưa ló dạng qua bầu trời u ám. Từ ô kính cửa sổ, xuyên vào những tia nắng lấp lánh ngũ sác, ròi rạc trên mặt bàn. Jenni nheo mắt và phải quay mặt đi.
Chăm chú nhìn nàng, Erich bất thần nói :
- Jenni à, thái độ của tôi hẳn làm cô bất ngờ khi chúng ta vừa gặp nhau. Thật tình mà nói, tôi tưởng chừng như gặp một bóng ma. Cô giống Caroline như tạc. Vóc dáng mẹ tôi trạc cỡ cô. Màu tóc bà sẫm màu hơn tóc cô và đôi mắt bà có màu xanh lục sáng, còn màu mắt của cô thì xanh có điểm màu lục. Nhưng có một điều khác nữa, đó là nụ cười của cô, cái cách của cô khi khom người để lắng nghe, cô thật giống mẹ tôi, thân hình rất mảnh dẻ. Cha tôi quan tâm và lo lắng nhiều cho sự ốm yếu của bà. Cha rất kiên trì trong việc thúc ép mẹ ăn nhiều hơn nữa. Và bây giờ, đến lượt tôi. Tôi muốn nói với cô rằng, hãy dùng cho hết bánh sandwich của cô đi. Cô đang xúc động vì câu chuyện của tôi rồi đấy!
Jenni nói :
- Tôi no rồi. Ông vui lòng gọi cho tôi một ly cà-fê nhé? Ông Hartley sẽ không ngờ khi biết ông đã đến trong lúc ông ta đi vắng. Hơn nữa, tôi sẽ ra về trước khi kết thúc lễ khai mạc và đó là điều mà ông Hartley không mong muốn tí nào.
Nụ cười biến mất trên đôi môi, Erich nói :
- Chiều nay cô có dự tính gì không?
- Tôi phải đến đón các con tôi đúng giờ tại nhà bà Curtis, nếu không thì rất phiền. Nàng nói tiếp - Thông lệ bà Curtis đóng cửa lúc năm giờ chiều, nhưng vì bận đi làm nên tôi có quyền đến đón con lúc năm giờ ruỡi. Nếu trễ hơn thì tôi phải nghe bà Curtis cằn nhằn đủ chuyện. - Nàng liền bắt chước bà Curtis nhướng mày và bặm môi - Bà Parkland, tôi không muốn nghe lý do trễ xe buýt hoặc bận điện thoại vào phút chót. Hoặc là bà có mặt tại đây vào lúc năm giờ rưỡi, hoặc là ngày mai bà đừng đem con đến đây. Nghe “dỏ”chưa?
Erich phì cười và nói :
- Dỏ dồi. Bây giờ cô hãy kể về các cháu gái đi.
- Ồ! Rất đơn giản. Chúng thông minh, xinh đẹp và rất đáng yêu và...
- Và chúng tập đi vào lúc sáu tháng, tập nói lúc chín tháng. Chà! Tôi tưởng chừng như đang nghe những lời mẹ tôi nói. Những điều bà đã kể về tôi lúc còn bé.
Nàng cảm thấy lòng minh đau nhói khi Erich buồn bã kể lại những kỷ niệm đã qua: Phải chăng những điều ông ta nói ra là sự thật!
Mỉm cười, Erich nói tiếp :
- Và đối với tôi thì điều đó không còn là sự thật nữa. Jenni, New York đã giết chết con người tôi, tôi không hiểu làm sao người ta có thể trải qua thời thơ ấu ở nơi đó.
Họ tiếp tục nhâm nhi cà-fê và chuyện vãn.
Jenni nói :
- Nơi tôi ở không giống như bất cứ tòa nhà đáng chán nào ở Mannhattan.
- Tôi không tin như thế, nhưng cô chưa bao giờ biết về một lối sống khác thế.
Họ nói về cuộc hôn nhân của nàng.
Erich nói :
- Cảm tưởng của cô ra sao khi tất cả mọi chuyện đều chấm dứt?
- Thật kỳ lạ, theo tôi nghĩ thì điều đó ít gây tiếc nuối hơn so với cuộc tình đầu tan vỡ. Sự khác biệt này có lẽ vì tôi có những đứa con. Và vì vậy, nên tôi nhớ ơn Kevin suốt đời.
Khi họ trở về gallery thì ông Hartley đang đợi họ. Jenni lo lắng khi thấy đôi má đỏ bừng tức giận của ông ta. Và, nàng khâm phục cách xoa dịu của Erich.
Erich nói :
- Ông Hartley à, hôm nay, tôi không dùng bữa được trên máy bay. Nhân tiện thấy bà MacPartland chuẩn bị đi ăn trưa nên tôi đã mạn phép mời bà đi luôn. Tiện đây, tôi rất hân hạnh được mời ông, chúng ta cùng đến nhà hàng Russian Tea Room. Cho phép tôi được khen ngợi ông về việc trưng bày những bức tranh của tôi vừa qua.
Nàng thấy những vết đỏ trên đôi má ông Hartley nhạt dần. Khi nghĩ đến Erich sẽ ngấu nghiến miếng bánh sandwich lớn, nàng vô tình nói với ông Hartley :
- Ông hãy xúi ông Erich gọi món sườn nướng đi, tôi đã quảng cáo cho ông ta món đó rồi.
Erich nhướng mày nhìn nàng và khi đi qua chỗ nàng, ông cúi xuống thì thầm: “Cám ơn cô nghìn lần”.
Giờ đây, đến lượt nàng lại hối tiếc khi mình không kềm chế được việc trêu ghẹo Erich. Nàng thầm nghĩ, mình vừa được biết ông ta đây, tại sao lại có cái cảm giác thân quen này? Một tình cảm nào đó đã lôi cuốn nàng, ông ta là một người dễ mến và đã tạo ra cái ấn tượng một sức mạnh tiềm ẩn. Đúng vậy, với tiền của, tài năng và một thể chất khỏe mạnh, ông ta có đủ lý do để tự tin.
Buổi chiều, gallery vẫn đông khách. Jenni chờ dịp gặp gỡ những nhà sưu tập tranh giàu có vì nàng đã mời họ đến dự lễ khai mạc này. Nhưng theo nàng biết thì, một số người đã đến sớm hơn để được thưởng lãm tranh trong yên lặng.
Đối với một họa sĩ ít nổi tiếng như Erich thì giá cả những bức tranh này là đắt. Nhưng, dường như Erich không quan tâm gì đến việc bán những bức tranh của ông ta. ông Hartley trở về khi gallery đóng cửa. Ông ta báo cho Jenni biết là Erich đã trở về khách sạn để chuẩn bị chỉnh tề cho buổi Lễ khai mạc.
Ông Hartley ngạc nhiên nói với nàng :
- Jenni, cô đã gây ấn tượng cho ông ta, Erich không ngừng hỏi thăm tôi về cô.
Lúc năm giờ chiều, buổi lễ khai mạc phòng tranh diễn ra thật ồn ào náo nhiệt. Erich, với sự cảm nhận nhạy bén của một nhà sưu tập tranh, đang bị lôi kéo bởi Jenni để chào hỏi quan khách, trao đổi dăm ba câu chuyện. Nàng sắp xếp cho chàng cuộc hẹn với người này, chỉ dẫn chàng đến với người kia... Liên tiếp nhiều lần, quan khách đã hỏi nàng, phải chăng nàng là người mẫu của bức tranh “Hoài niệm về Caroline”? Dường như Erich rất thích thú với câu hỏi này và chàng đã trả lời họ: “Hẳn tôi đã bắt đầu tin rằng: chính là cô ta”.
Ông Hartley lo việc tiếp khách, với nụ cười thanh thản, Jenni cho rằng cuộc triển lãm đã thành công.
Hiển nhiên, con người cùng phong thái nghệ sĩ của Erich đã gây ấn tượng trong giới phê bình. Erich Krueger đã bỏ chiếc áo vét và quần thể thao để thay vào bằng một bộ vét xanh đen cắt may rất chuẩn, hợp với chiếc áo sơ mi màu trắng tay dài kiểu ngự lâm quân. Chiếc cà-vạt màu đỏ sẫm khít chặt nơi cổ áo trắng hồ bột làm nổi bật lên màu da rám nắng, màu xanh của đôi mắt và mái tóc như những sợi tơ vàng của chàng. Lúc ăn trưa, Jenni để ý thấy chàng có đeo nơi ngón tay út một chiếc nhẫn vàng. Bất chợt nàng đã hiểu ra tại sao chiếc nhẫn ấy đối với nàng tưởng chừng quen thuộc như vậy. Phải chăng vì người đàn bà trong bức tranh cũng mang một chiếc giống như thế. Nàng thầm nghĩ, hẳn đó là chiếc nhẫn cưới của mẹ chàng.
Lúc này, Erich đang trò chuyện cùng cô Alison Spencer, một nhà phê bình nghệ thuật tươi trẻ và thanh lịch của tạp chí Art New. Cô Alison mặc một bộ tailleur màu trắng của hiệu Adolfo, rất hợp với màu tóc vàng tro của cô ta. Jenni bất chợt nhận ra chiếc váy len của mình có vẻ cũ nát, đôi giày bốt đã mòn ngay cả khi chúng đã được nàng thay đế và đánh bóng. Và, chiếc áo san-đai nàng đang mặc thì cũng chỉ là một chiếc áo len rẻ tiền bằng polyester và không thời trang.
Nàng chợt cảm thấy chán nản và thắc mắc không hiểu tại sao. Ngày trôi qua thật chậm và mệt mỏi. Nàng phải đi đón các con kẻo muộn, nàng nhớ lại thời gian khi còn Nana, niềm vui luôn chờ đợi nàng lúc trở về nhà. Nana đã từng nói với nàng: “Ngồi đi cháu cưng, hãy nghỉ ngơi đã, để ngoại đi làm cho cháu một ly cocktail thật ngon”, ngoại thường sung sướng lắng nghe Jenni kể những chuyện xảy ra trong ngày ở xưởng vẽ. Và, bà đọc truyện cho những đứa cháu nghe trong khi nàng chuẩn bị bữa ăn tối. Bà đã từng nói với nàng: “Từ năm lên tám, cháu luôn là người đầu bếp giỏi đó, Jen ạ”.
Jenni trêu lại bà: “Ngoại à, món hamburger nếu ngoại nấu lâu một chút thì nó sẽ không dai như dẻ giày đâu”.
Kể từ khi Nana mất, Jenni phải vội vã đến nhà trẻ đón con, dẫn chúng về nhà bằng xe buýt, đã vậy còn phải dỗ dành chúng bằng những chiếc bánh giòn trong khi nàng chuẩn bị bữa ăn tối.
Khi đang sửa soạn mặc áo choàng để ra về thì một trong những thương gia giàu có đến mua lần cuối những bức tranh. Cuối cùng “chuồn” được khỏi nơi đây thì đã năm giờ hai mươi lăm. Nàng tự hỏi mình có nên chào Erich để ra về, nhưng chàng vẫn còn trò chuyện với cô Alison Spencer.
Nàng thầm nghĩ liệu mình ra về như thế này hẳn có tác động gì đối với chàng? Khẽ nhún vai, lòng trĩu nặng chán nản, Jenni kín đáo rời gallery bằng cửa sau.

Những tấm biển bằng kính trên các lề đường làm cho đoạn đường tăng thêm sự hiểm nghèo, nào là đại lộ America, đại lộ số 5, đại lộ Madison, Mark, Lexington, đại lộ 3, đại lộ 2. Những khối nhà nối tiếp không dứt. Kẻ nào đã mô tả Mannhattan như hòn đảo chật hẹp hẳn đã chưa từng bao giờ đi ngang qua đây với bước chân vội vã trên lề đường lót đá trơn trượt, nhưng vì xe buýt chạy rất chậm nên nàng đã chọn việc đi bộ. Một lần nữa, nàng lại đến đón con trễ giờ.
Nhà trẻ nằm trên con đường số 49 gần đại lộ số 2. Khi Jenni hổn hển bấm chuông thì đồng hồ đã điểm năm giờ bốn mươi lăm phút. Hẳn nhiên là bà Curtis nổi giận. Khoanh tay, bà đứng trước mặt nàng, đôi môi bà ta mỏng dính như một vết thẹo dài trên khuôn mặt đanh ác.
Bà quạu cọ nói :
- Bà Partland à, chúng tôi đã trải qua một ngày trời kinh khủng! Tina thì không ngớt khóc và bà đã nói với tôi là Beth nó không còn vấy bẩn, nhưng tôi nói cho bà biết là bà lầm rồi!
Jenni phản đối :
- Nó không vẩy... tôi muốn nói là nó không vấy bẩn nữa. Vậy là chúng không quen đi nhà trẻ đó thôi.
- Và chúng sẽ không còn cơ hội để làm điều đó nữa. Thật cực nhọc khi trông coi các con gái của bà. Hãy thông cảm cho tôi. Một đứa ba tuổi thì không sạch sẽ và đứa hai tuổi thì khóc nhè mãi... Thật phí thời giờ của tôi để lo cho chúng.
Có tiếng kêu của Beth :
- Mẹ!
Jenni không lưu tâm đến bà ta nữa. Nàng thấy Beth và Tina ngồi trên chiếc đi văng cũ kỹ đã sựt hỏng, trong lối vào tối tăm mà bà Curtis đã khoe là “Góc giải trí dành cho trẻ nhỏ”. Jenni tự hỏi người ta đã bắt chúng mặc đồ sẵn sàng để chờ ra về tự bao lâu rồi? Nàng âu yếm ôm lấy hai đứa nhỏ và nói :
- Chào, hai con gái cưng của mẹ.
Tina đầm đìa nước mắt. Jenni dịu dàng vén mái tóc màu nâu đỏ che vầng trán. Hai đứa con gái của nàng đã thừa hưởng của Kev đôi mắt màu xám hung, màu tóc cùng cặp mày dài. Beth chỉ em gái mình và nói :
- Hôm nay nó sợ, nó khóc nhiều lắm!
Tina, miệng méo xệch, đưa tay về phía nàng.
Bà Curtis nói :
- Tại vì bà đến đón chúng trễ đấy!
- Tôi rất tiếc.
Jenni trả lời, giọng lơ đễnh. Nàng nhận thấy đôi mắt bé Tina có quàng, đôi má bé ửng đỏ. Phải chăng bé sắp bị viêm họng lần nữa? Hay là tại vì cái nhà trẻ này. Nàng thầm nghĩ: “Lẽ ra đừng gởi con đến đây”.
Nàng ẵm Tina lên và nắm tay dắt Beth.
Bà curtis nói :
- Tôi sẽ trông coi các con bà cho đến ngày thứ Sáu. Nhưng sau đó là chấm dứt.
Không một lời chào, Jenni mở cửa và bước ra ngoài trời rét căm.
Màn đêm buông xuống tối đen, gió quất mạnh. Tina rúc đầu vào cổ nàng. Beth cố tình núp vào áo choàng của mẹ. Jenni nghĩ thầm: “Lần này mình sẽ bị ướt thôi”.
Jenni tươi cười với các con, nàng nói :
- Ôi, con cưng của mẹ, can đảm lên các con, lát nữa chúng ta sẽ được ấm trong xe buýt.
Nhưng ba chiếc xe buýt đã đi qua, đông nghẹt người. Jenni không đợi xe nữa và quyết định đi bộ để về nhà. Nàng thật chật vật với hai đứa nhỏ. Khi qua được hai khối nhà, nàng ẵm hai con lên đôi tay xiết chặt của nàng. Jenni còn phải đi qua mười khối nhà nằm theo con dốc; và còn thêm hai khối nằm ngang nữa. Nàng thầm nghĩ: “Chúng là các con của mình mà, không nặng lắm đâu! Trời! Bắt đầu thứ Hai tới, mình kiếm đâu ra một nhà trẻ khác đây? Ôi, Nana, bà ơi, con nhớ bà lắm”, nàng không dám vắng mặt thêm ngày nào tại gallery.
Nàng thắc mắc không biết Erich có mời cô Spencer đi ăn tối không?
Đang miên man suy nghĩ, bất chợt một ai đó đã đến sát bên Jenni. Nàng giật mình khi nhận ra Erich đang dành lấy Beth từ tay mình. Cô bé há hốc miệng, mở to mắt ngạc nhiên thay vì sợ hãi. Đoán biết sự chống đối của bé, chàng tươi cười nói với nó :
- Chúng ta sẽ đi về nhà thật mau nếu con để cho chú ẵm.
Jenni nói :
- Nhưng...
- Jenni, cô đồng ý chứ? Tôi có thể ẵm luôn đứa nhỏ nếu nó chịu nghe tôi.
- Hẳn là nó sẽ không chịu đâu và, tôi cám ơn ông vô cùng, ông Erich ạ, nhưng...
- Jenni, cô vui lòng đừng gọi tôi là ông nữa có được không? Tại sao cô để tôi đứng mãi với cái cô lắm chuyện của tạp chí Art New đó? Tôi đã hy vọng cô đến tiếp cứu. Khi biết cô đã “chuồn” khỏi phòng thi tôi nhớ đến nhà trẻ. Đến đó, tôi nghe mụ “ác mỏ” nói rằng cô đã ra về, nhưng tôi đã xin được địa chỉ của cô. Tôi quyết định đi bộ đến nhà cô gọi cửa. Và tôi đã gặp cô đang chật vật như thế đó.
Erich dứt khoát nắm lấy cánh tay Jenni, nàng cảm thấy một niềm hạnh phúc không diễn tả được đang xâm chiếm mình, mọi chán nản đều tan biến. Jenni vụng trộm nhìn chàng.
Chàng hỏi, ánh mắt ngờ vực và lo lắng :
- Hẳn chiều nào cô cũng đi qua đoạn đường này?
- Thông thường, khi thời tiết xấu thì chúng tôi đi xe buýt. Chiều nay, mọi xe đều dỏng nghịt không còn chỗ.
Giữa đại lộ Lexington và Park Avenue là nhiều tòa nhà nối tiếp nhau với bậc thang đặt trong những trụ cột cao. Jenni chỉ cho Erich tòa nhà thứ ba: “Nhà tôi nơi đấy”. Nàng thích thú ngắm nhìn con đường dẫn đến nhà mình. Khi ở bên nàng, chàng luôn có cảm giác thanh thản do nàng mang lại khi kể về những ngôi nhà cổ xưa gần trăm năm của nàng. Chúng đã được xây dựng từ thời Mannhattan còn là những khu khách sạn tư nhân. Hiện nay, phần lớn chúng không còn tồn tại, duy chỉ là đống gạch vụn để nhường chỗ cho những nhà chọc trời.
Jenni muốn từ giả Erich để vào nhà, nhưng chàng từ chối.
- Tôi sẽ vào nhà với cô.
Nàng miễn cưỡng đi trước chàng để tiến vào trong căn hộ một phòng ở tầng trệt. Chiếc trường kỷ và những chiếc ghế bành, nàng mua với giá rẻ, đã được bọc vải lại màu cam và vàng. Những vết trầy trụa của sàn nhà dưọc che dậy bằng một tấm thảm màu nâu sậm. Giường của hai đứa trẻ được kê sát tủ đựng quần áo bên cạnh phòng tắm mà phân nữa ẩn sau cánh cửa thưa. Những bản sao của tranh Chagall được treo trên bức tường loang lổ. Vài ba chậu cây xanh bên mép cửa sổ trên bồn rủa bát trông thật mát mắt.
Vừa được đặt xuống đất, Beth và Tina nhanh nhẹn chạy vào phòng.
Beth nói :
- Con rất thích được về nhà mẹ ạ.
Và Tina nói :
- Con cũng thế.
Jenni tươi cười, giải thích với Erich :
- Anh thấy không, ở đây rất chật chội, nhưng mẹ con tôi thật thoải mái.
- Tôi hiểu vì sao rồi. Thật rất dễ chịu.
- Với điều kiện là mình đừng thiển cận. Ban quản lý ngôi nhà này đang trong diện chờ đợi để bán hóa giá theo quyền sở hữu và họ sẽ không tốn hao một xu nào.
- Hẳn cô định mua căn hộ này sao?
Đang thay đồ cho các con, nàng nói :
- Tôi chưa biết tính sao đây. Tôi nói thì anh khó tin, nhưng chỉ một phòng duy nhất này thôi thì giá cũng đến sáu mươi ngàn đô la. Chúng tôi sẽ không dọn đi đâu khác cho đến khi họ tống chúng tôi ra khỏi cửa. Khi đó chúng tôi sẽ kiếm căn hộ khác.
Giúp nàng cởi nhanh nút áo cho Beth, chàng nói :
- Jenni à, bây giờ cô hãy quyết định. Tôi muốn mời mọi người đi dùng cơm, Jenni, nếu cô có dự tính gì vào tối hôm nay thì cô có thể tống tôi ra khỏi cửa. Nếu không, hãy chỉ cho tôi biết siêu thị nào gần nhất.
Họ cùng đứng lên, dối diện nhau.
Chàng hỏi giọng buồn bã :
- Vậy thì, Jenni, siêu thị hay là tôi phải rời khỏi nhà cô?
Trước khi nàng kịp trả lời thì Beth đã níu lấy chân chàng vòi vĩnh :
- Hẳn bác có thể đọc truyện cho cháu nghe, nếu bác muốn?
Nghe như thế, chàng quyết định :
- Thôi được, tôi sẽ ở lại. Hẳn mẹ cháu sẽ không phản đối chứ?
Jenni thầm nghĩ, chàng thực tình muốn điều đó. Lòng nàng bất chợt tràn ngập niềm vui khi nhận ra điều ấy.
Nàng nói :
- Tôi không cần gì đâu. Nếu anh muốn dùng bánh mì thì đã có sẵn.
Nàng để mặc chàng ngồi nghe tin tức trước TV với ly rượu trong tay trong khi nàng đi tắm và cho hai đứa bé ãn tối. Sau đó, chàng đọc truyện cổ tích cho chúng nghe và nàng đi dọn bàn cho hai người, nàng trộn món xà lách và không ngừng liếc mắt về phía đi-văng. Mỗi đứa bé một bên, Erich hăng say đọc truyện “Ba con gấu” kèm theo điệu bộ thích hợp. Đôi mắt chúng dán chặt vào chàng.
Beth thốt lên :
- Thật tuyệt vời! Ông đọc truyện hay không thua gì mẹ.
Chàng nhướng mắt nhìn nàng, nụ cười đắc thắng.
Khi hai đứa trẻ đã đi ngủ, họ dùng bữa tối bên cửa sổ nhìn ra khu vườn. Trong sân, tuyết vẫn trắng xóa. Ánh sáng từ nhà hắt ra làm lấp lánh các thân cây trụi lá. Hàng dậu cao hầu như che khuất những sân vườn kế cận.
Jenni chỉ cho chàng và nói :
- Anh thấy đó, đây là cảnh quê trong thành phố. Khi các cháu đã đi ngủ, thì tôi thích ngồi đây thật lâu để nhâm nhi cà phê và hình dung mình đang ngồi ngắm mảnh đất của mình. Trên cao kia là Turtle Bay, một khu phố sang trọng, với những tòa nhà cổ xưa và các khu vườn xinh đẹp. Còn vùng này đây chỉ là một sự bắt chước mờ nhạt. Tuy vậy, tôi sẽ rất buồn nếu phải xa nó.
- Cô sẽ đi đâu?
- Tôi chưa biết ra sao, tôi còn sáu tháng nữa để tính đến chuyện đó. Hẳn tôi sẽ tìm được một căn hộ khác. Bây giờ, chúng ta uống cà-phê nhé?
Có tiếng chuông cửa. Erich tỏ vẻ không hài lòng. Mím môi, Jenni nói :
- Hẳn là Fran, cô hàng xóm ở tầng trên, cô ta xuống đây để tâm sự với tôi đấy!
Nhưng không phải Fran mà là Kevin. Anh ta đang đứng nơi ngưởng cửa, diện kẻng như một thiếu niên ở tuổi mới lớn với chiếc áo thun sang trọng kiểu đi ski, khăn quàng dài vất hờ hững qua vai, mái tóc màu nâu đỏ chải chuốt cẩn thận và làn da rám nắng.
Cố nén bực tức, nàng nói :
- Vào đi, Kevin.
Kevin đi vào phòng, ôm hôn nàng. Bất thần, nàng cảm thấy rất khó chịu vì biết Erich đang nhìn họ.
Kevin hỏi :
- Hai đứa bé ngủ rồi à? Thật đáng tiếc, tôi mong được gặp chúng. Ồ, nhưng mà, hẳn em đang có khách?
Giọng nói Kevin thay đổi hẳn, tỏ vẻ thông cảm. Jenni thầm nghĩ. Kevin quả là một diễn viên, luôn đóng kịch khá giỏi. Cuộc gặp gỡ giữa Kevin và Erich như một vỡ hài kịch diễn ra tại phòng khách. Nàng giới thiệu hai người. Họ gật đầu chào nhau không một nụ cười.
Kevin cố xua tan bầu không khí ngột ngạt.
Kevin nói :
- Chà... thơm quá Jen. Em nấu món gì đó? - Rồi đến gần lò nuớng, anh nếm thử món ăn ở đó và thốt lên - Chà, món thịt ngon quá! Anh rất tiếc khi phải để em ra đi.
Giọng Erich thốt lên giọng lạnh lùng :
- Quả là một sai lầm lớn!
Kevin điềm tĩnh nói :
- Đương nhiên, được, tôi sẽ không làm phiền anh nữa. Tôi chỉ tạt ngang qua đây thôi. À, Jen, tôi có thể nói chuyện riêng với em một phút được kkhông?
Nàng biết rõ anh ta muốn nói chuyện gì. Bây giờ là cuối tháng. Nàng liền rời phòng, đi lấy chiếc ví, giấu dưới cánh tay nhầm tránh Erich nhìn thấy :
- Kevin, thú thật tôi không có.
- Jen à, tôi đã chi tiêu quá nhiều để mua quà Noël cho em và các con rồi. Bây giờ, tôi còn nợ tiền nhà và chủ nhà đòi. Tôi chỉ mượn em ba mươi đô-la trong vòng một tuần lễ hoặc hai thôi.
- Ba mươi đô-la ư? Không thể được đâu Kevin.
- Jen, tôi rất cần tiền.
Nàng miễn cưỡng mở ví tiền ra.
- Kevin, chúng ta phải bàn chuyện. Em sợ có thể bị mất việc.
Kevin chụp vội những tờ giấy bạc, nhét vào túi và chuẩn bị ra về.
Anh ta nói :
- Nè Jen, thằng xạo đó không thể đuổi em được đâu. Nó biết giá trị người nó mướn mà. Em gặp nó và đòi tăng lương đi. Nó sẽ không kiếm đâu ra nhân viên với cái giá này đâu, rồi em sẽ thấy.
Nàng trở vào thì thấy Erich đang dọn bàn. Chàng xả nước trong bồn rửa chén. Chàng dọn phần bánh mì thịt còn lại và đem bỏ vào sọt rác.
Jenni nói :
- Đợi đã anh, đừng lãng phí, hãy để lại cho hai đứa bé ăn vào tối mai.
Không buồn nghe nàng nói, chàng vứt bỏ số bánh mì thịt còn lại và nói :
- Hẳn là không thể giữ lại được vì ông chồng vô lại của em đã mó vào rồi! - Erich chăm chăm nhìn vào mắt nàng và hỏi - Em đưa cho anh ta bao nhiêu tiền?
- Ba mươi đô-la. Anh ta sẽ trả lại cho em.
- Hẳn em muốn nói rằng em đã để anh ta vào đây, hôn em, bỡn cợt về việc ruồng rẫy em và xéo đi xài tiền của em trong một quán bar sang trọng nào đó.
- Anh ta không có tiền để trả tiền nhà.
- Đừng nói nhiều. Jenni. Anh ta đã tái diễn bao nhiêu lần màn hài kịch này với em rồi? Anh nghĩ rằng cứ vào mỗi dịp cuối tháng là như thế cả.
Jenni cười chán nản :
- Không, tháng vừa rồi anh ta không đến. Erich à, để chén bát cho em rửa, em làm được việc này mà.
- Để anh giúp em một tay.
Jenni lặng lẽ cầm lấy giẻ lau. Nàng nghĩ thầm: “Tại sao Kevin chọn đúng hôm nay mà đến?” Nàng thật ngu dại khi đưa tiền cho anh ta.
Khuôn mặt Erich dần lấy lại bình thản, chàng dành lấy giẻ lau từ tay nàng, tươi cười nói :
- Thôi, đủ rồi!
Chàng rót rượu vào hai ly đầy và mang đến divan. Mọ ngồi sát bên nhau. Nàng cảm thấy nơi chàng toát ra một sức mạnh tiềm ẩn làm nàng bối rối. Một thứ tình cảm mà nàng không thể phân tích. Nàng biết lát nữa đây, Erich sẽ ra về và nàng lại thui thủi một mình. Nàng tưởng chừng như sống lại hình ảnh các con gái nàng rạng rỡ khi nghe chàng đọc truyện. Nhớ đến cảm giác được yên ổn khi trông thấy chàng xuất hiện trên đường về nhà và ẵm lấy Beth từ tay nàng. Những bữa ăn trưa và tối vui như ngày hội. Nàng có cảm tưởng chỉ sự hiện diện của chàng mới xua tan đi bao nỗi buồn khổ và cô đơn.
Giọng nói chàng thật dịu dàng :
- Jenni à, em đang nghĩ gì đó?
Nàng cố gắng nở nụ cười đáp :
- Em không nghĩ gì đâu. Em cảm thấy..dễ chịu, chỉ vậy thôi.
- Còn anh, chẳng có kỷ niệm nào mang lại cho anh hạnh phúc đến thế! Jenni, em có tin chắc rằng em không còn yêu Kevin nữa không?
Ngạc nhiên đến phì cười, nàng nói :
- Chúa ôi! Em tin chắc điều ấy.
- Vậy thì, tại sao em đưa tiền cho anh ta dễ dàng như vậy?
- Thật đáng giận, có lẽ là ý thức trách nhiệm khi em thật sự lo cho anh ta không có tiền để trả tiền nhà.
- Jenni, ngày mai anh sẽ đáp máy bay sớm. Nhưng anh có thể trở về New York vào cuối tuần. Tối Thứ sáu, em có rảnh không? Nàng thầm nghĩ, chàng sẽ trở lại. Bất chợt, nàng cảm thấy hạnh phúc và được yên ổn như ngày nào đã gặp chàng trên đại lộ số 2.
- Ngày đó em rảnh. Em sẽ kiếm người giữ trẻ.
- Và ngày thứ Bảy? Em có nghĩ rằng hai đứa bé sẽ thích đến vườn Bách thú Central Park, nếu trời không lạnh lắm? Sau đó, chúng ta sẽ dắt chúng đi nhà hàng Rumpelmayer.
- Hẳn chúng sẽ thích lắm! nhưng này anh Erich, thật tình...
- Tiếc rằng anh không thể ở lại New York lâu hơn vì có cuộc hẹn ở Minneapolis. Anh phải thu xếp dăm ba công việc. Ồ! nếu có thể...
Chàng chú ý đến tập album để nơi chiếc bàn thấp.
Jenni nói :
- Anh cứ việc xem. Chẳng có gì hấp dẫn lắm đâu
Họ nhâm nhi rượu và lật những trang ảnh.
Jenni giải thích :
- Tấm ảnh này là em, ngày mà họ đến đón em tại Viện Mồ Côi, em đã được nhận làm con nuôi. Đây là cha mẹ nuôi của em.
- Hai ông bà trông dễ mến.
- Em không còn nhớ rõ, họ đã qua đời trong một tai nạn ô-tô khi em được mười bốn tuổi. Sau đó em sống với Nana.
- Đây có phải là bà ngoại em?
- Vâng, khi em ra đời, bà ngoại em đã năm mươi ba tuổi. Em còn nhớ.. Hồi đó em học tiểu học... Một ngày kia, em từ trường trở về nhà, dáng điệu thiểu nảo. Em rất buồn vì trong lớp, mọi đứa trẻ đều vẽ thiệp chúc mừng trong dịp “Lễ Mừng Cha”, và em thì không có cha. Nana liền bảo em: “Jenni, con ơi! Ta là cha của con, là mẹ của con, là bà ngoại cùng là ông ngoại của con. Ta là tất cả những gì con muốn gọi... Vậy thì, hẳn nhiên con có thể vẽ một thiệp chúc mừng ta trong dịp Lễ Mừng Cha”.
Nàng cảm thấy Erich đang ôm lấy bờ vai mình :
- Thảo nào, em nhớ ngoại nhiều đến thế!
Jenni nói tiếp :
- Nana làm việc trong một chi nhánh Công ty du lịch nên bà và em có dịp đi du lịch được nhiều nơi. Anh nhìn đây: hình này chụp khi em và ngoại ở Anh. Lúc đó em được mười lăm tuổi và đây là kỳ nghỉ ở Hawaï.
Khi lật đến những hình chụp đám cưới của nàng và Kevin thì Erich đóng tập album lại. Chàng muốn từ giã ra về :
- Khuya rồi, hẳn là em mệt lắm! Ở ngưỡng cửa, chàng nắm lấy tay nàng, đưa lên môi hôn. Lúc này, chàng thấy nàng đi chân trần nên tươi cười nói :
- Ngay cả khi em không mang giày, em cũng thật giống Caroline, với giày có đế thì trông em cao nhưng, như thế này, em thật nhỏ nhắn. Jenni, em có tin thuyết định mệnh không?
- Cái gì phải đến là sẽ đến. Ít nhất em cũng nghĩ như thế.
- Thật là một câu trả lời rất hay.
Họ từ giã nhau.

Khi đồng hồ điểm tám giờ thì điện thoại reo. Ở đầu đây bên kia là tiếng Erich:

- Jenni, đêm qua, em ngủ ngon chứ?

- Tuyệt vời. - Thật đúng như vậy. Nàng đã ngủ một giấc thật khoan khoái. Nàng luôn giữ ý nghĩ rằng chàng sẽ trở lại. Nàng sẽ gặp lại chàng. Sau khi Nana mất, đây là lần đầu tiên mà nàng không bị thức giấc nửa đêm về sáng với một tâm trạng chua chát và ủ rũ.

Tiếng Erich nói:

- Anh cũng vậy, anh đã có những giấc mơ thật dễ chịu. Jenni à, kể từ sáng nay, anh đã thuê một chiếc xe limousine để đón em và mấy đứa nhỏ vào lúc tám giờ mười lăm phút. Tài xế sẽ đưa các cháu vào nhà trẻ, còn em thì đến phòng triển lãm.. Mỗi buổi chiều, tài xế sẽ đón em vào lúc năm giờ năm phút nhé!

- Erich à, anh không nên làm như thế.

- Jenni à, nghe anh đi. Đối với anh, thật không thành vấn đề. Anh không thể chịu đựng đuợc cái cảnh em và các con đang chống chọi với cái lạnh và mưa gió.

- Nhưng, Erich!

Ở đầu đây bên kia, Erich nói vội vả:

- Jenni, anh đang bận, sẽ gọi lại em sau.

Khi Jenni đến nhà trẻ thì nhận ra thái độ bà Curtis đã đổi khác. Bà tỏ ra thật nhiệt tình và dễ mến.



Bà ta nói:

- Bà Partland, bà có người bạn trai thật lịch sự, sáng nay ông ta có gọi điện cho tôi. Mong bà hiểu cho rằng, bà không cần đi tìm nơi nào khác để gửi các cháu bé, tôi mong rằng chúng ta sẽ hiểu nhau hơn và để cho hai đứa bé có thời gian thích nghi với môi trường.

Một lúc sau khi đến gallery, Erich gọi lại cho nàng:

- Anh vừa đến Minneapolis. Xe có đến đón em không?

- Thật tuyệt! Erich. Em rất mừng khi không còn phải tất bật với các con! anh đã nói gì với bà Curtis mà bả đã thay đổi thái độ ngọt ngào như thế!

- Thật thế à, Jenni, tối Thứ sáu em muốn dùng cơm ở đâu?

- Đâu cũng đuợc anh ạ!.

- Em hãy chọn nhà hàng nào mà em thích … nơi mà em chưa đến đó với ai.

- Erich à, ở New York thì có hàng vạn cái nhà hàng. Những cái gần nhà em nhất nằm trên đại lộ số 2 và Greenwich Village.

- Em đã từng ăn tối ở nhà hàng Lutèce chưa?

- Chưa anh ạ.

- Vậy thì Thứ sáu, chúng ta sẽ đến đó.

Jenni trải qua một ngày rất bận rộn tại gallery, ông Hartley không ngừng nhắc lại về sự quan tâm mà Erich đã dành cho nàng, ông ta nói:

- Tiếng sét ái tình đó, Jenni. Hẳn là anh ta bị tiếng sét ái tình rồi!.

Nàng thầm nghĩ, điều đó cũng chẳng giúp được gì cho nàng…

Buổi chiều, khi nàng về đến nhà thì, Fran, cô hàng xóm căn hộ lầu trên, làm tiếp viên hàng không, đến thăm nàng, Fran tò mò bắt chuyện:

- Chiều hôm qua, tôi có thấy một anh chàng bảnh trai ở lối vào. Tôi đoán, chắc hẳn anh ta từ ở đây ra. Và, cô đã hẹn hò anh ta vào ngày Thứ sáu. Ô, là,là...

Khi nghe Jenni cho biết nàng được Erich mời đi ăn tối, Fran tình nguyện sẽ trông nom các con cho nàng. Fran nói:

- Tôi muốn làm quen với anh ta. Có thể anh ta sẽ giới thiệu cho tôi anh trai hoặc bạn già của anh ta.

Jenni tươi cười nói:

- Fran, đến ngày ấy hẳng hay. Có thể anh ta sẽ đổi ý hoặc điện thoại cho tôi để hủy cuộc hẹn.

- Không, dứt khoát không - Fran lắc đầu quẫy quậy làm đong đưa những lọn tóc: "Tôi có linh cảm như thế!"

Tuần lễ trôi qua thật dài. Thứ tư. Thứ năm và bất chợt như phép lạ: Thứ sáu.

Erich đến đón nàng lúc năm giờ rưỡi, nàng đã chọn một chiếc robe tay dài mà nàng đã mua trong dịp bán hạ giá. Chiếc áo này hở cổ nên khi mặc vào thì làm tăng giá trị chiếc dây chuyền vàng mà nàng đang đeo, kỷ vật của Nana. Ánh sáng mặt mề đay chiếu lấp lánh trên nền áo vải lụa đen của nàng. Hai bím tóc quấn thành búi tròn trên gáy nàng.

Khi gặp nàng, Erich nói:

- Em thật xinh dẹp, Jenni.

Chàng mặc một bộ đồ xanh đen sọc nhuyễn, áo choàng cùng màu bằng vải len cashemire và một khăn quàng cổ bằng lụa trắng. Trông chàng có vẻ là một người đầy tự tin và giàu có.

Nàng gọi điện cho Fran xuống để coi sóc giùm các con. Trông thấy chàng, ánh mắt cô ta tỏ ra đầy ngưỡng mộ. Jenni ngạc nhiên khi thấy ánh mắt chàng vui thích vì điều ấy.

Phần Tina và Beth, chúng đang say mê ngắm những con búp bê xinh đẹp bụ bẫm, quà tặng của Erich, nàng thầm so sánh với món quà Noël rất xoàng xĩnh của Kevin.

Jenni bất thần bắt gặp cái nhíu mày của Erich khi chàng khoác giúp chiếc áo choàng cũ kỹ lót bằng vải bông cho nàng. Jenni hối tiếc vì không mượn áo vét lông của Fran, nhưng, nàng nghĩ lại, Nana luôn dạy mình đừng bao giờ mượn đồ của ai.

Erich đã thuê một chiếc limousine để họ sử dụng suốt buổi chiều, nàng ngồi dựa vào chiếc nệm êm ái sang trọng.

Erich cầm tay nàng:

- Jenni, anh nhớ em lắm! Bốn ngày nay tưởng chừng như dài nhất trong cuộc dời anh.

- Em cũng nhớ anh! - Hẳn đó là sự thật rất đơn giản mà đáng tiếc rằng nàng không diễn tả được với sự nhiệt tình.

Khi họ vào nhà hàng, Jenni liếc nhìn qua những bàn ăn để xem có hiện diện gương mặt nổi tiếng nào không vì đây là một nhà hàng dành cho giới thượng lưu.

- Vì sao em cười? - Erich buột miệng hỏi.

- Vì em đang bị cú sốc văn hóa. Sự chênh lệch giữa hai thế giới. Hẳn anh đã hiểu, trong phòng này không có ai thuộc tầng lớp bà Curtis.

Đôi mắt Erich ánh lên một sự châm chọc âu yếm.

- Cám ơn Trời!

Ngưòi hầu bàn tiếp sâm banh cho họ.

- Jenni, hôm trước em cũng đeo sợi dây chuyền này. Nó rất đẹp. Hẳn đó là quà tặng của Kevin?

- Không, của Nana.

Erich chồm qua mặt bàn để cúi xuống bên nàng. Những ngón tay thanh mảnh, trau chuốt đan vào tay nàng.

- Càng tốt. Nếu không điều đó sẽ làm anh buồn phiền suốt tối hôm nay. Lúc này, em thật xinh đẹp khi đeo nó.

Chàng chọn thực đơn với giọng tiếng Pháp rất chuẩn. Nàng hỏi chàng đã học tiếng Pháp này ở đâu.

- Ở nước ngoài. Anh đi du lịch rất nhiều. Sau cùng anh nhận thức được rằng chỉ có nông trang của mình, nơi đó anh mới cảm thấy hạnh phúc thật sự và không cô đơn khi dành thời gian cho hội họa. Nhưng những ngày gần đây thật là kinh khủng.

- Vì sao?

- Vì anh phải xa em.

Ngày Thứ bảy, họ cùng nhau đi Sở Thú. Erich đã luân phiên cõng hai đứa bé trên đôi vai. Chàng chìu chúng khi chúng vòi vĩnh trở lại xem chuồng khỉ đến ba lần. Rồi họ ghé lại ăn trưa trong một nhà hàng tại Sở Thú.

Tại bửa ăn, chàng dành cắt phần thịt trong dĩa cho Beth. Trong khi nàng săn sóc bé Tina, Erich kiên nhẫn dỗ ngọt hai đứa bé.

Họ đi dạo quanh các gian hàng trưng bày hàng hóa thật lộng lẫy. Chàng vội vã mua tặng mỗi bé một con vật nhồi bông hiệu Rumpelmayer nổi tiếng.

Erich hỏi nàng khi họ bước ra khỏi cửa hàng:

- Em có tin chắc là chúng ta sẽ có sáu đứa con trong nông trang ở Minnesota?

Không trả lời về câu hỏi của chàng, nàng nói:

- Thật tình, chưa ai kiên nhẫn với trẻ con như anh.

- Những gì mà người ta đã dạy anh là tính kiên nhẫn này.

- Em thích được biết mẹ anh.

- Anh thích được biết ngoại em.

Beth lớn tiếng hỏi:

- Mẹ, sao trông mẹ hạnh phúc quá vậy?

Ngày Chủ nhật, Erich đến nhà Jenni, mang theo hai đôi giày trượt băng cho Tina và Beth rồi mời cả nhà đi trượt băng tại Trung tâm Rockefeller.

Buổi tối. Chàng và nàng đi dùng bữa tại Parklane. Đến giờ dùng cà-phê, cả hai trở nên yên lặng. Sau cùng, chàng nói:

- Hai ngày trôi qua thật tuyệt vời. Jenni.

- Vâng.

Nhưng chàng không hẹn trở lại.

Nhìn về phía công viên Central Park chìm trong ánh sáng lấp lánh của những ngọn đèn đường, đèn pha, ánh đèn hắt ra từ các căn hộ bao quanh bờ rào, Jenni nói:

- Công viên này luôn mãi giữ vẻ xinh đẹp, anh có thấy vậy không?

- Chắc hẳn em tiếc nuối lắm nhỉ?

- Tiếc gì?

- Minnesota thì có vẻ đẹp khác hơn.

Nàng chẳng hiểu Erich muốn ám chỉ điều gì? Nàng quay lại nhìn chàng. Bất thần, bàn tay họ tìm nhau.

- Jenni à, điều này đến với em thật bất ngờ, nhưng chỉ có giải pháp này thôi, nếu em muốn, anh có thể đến New York trong vòng sáu tháng hoặc một năm vào mỗi dịp cuối tuần để đeo đuổi em. Nhưng điều đó có thật sự cần thiết lắm không?

- Erich, anh chỉ vừa mới quen em.

- Anh luôn biết về em. Em là một cô bé thường làm ra vẻ quan trọng; từ năm tuổi em đã biết bơi lội; em là học trò giỏi được lãnh thưởng ở lớp ba, lớp bốn và lớp năm.

- Nếu qua tập album mà anh đã biết được điều ấy thì không đủ lắm đâu.

- Trái lại là khác. Anh hiểu rỏ chính mình. Anh luôn biết những gì anh muốn tìm. Hẳn em cũng biết điều ấy như vậy. Em hãy thú nhận đi.

- Em đã lầm lỡ một lần rồi. Về chuyện Kevin, em tin chắc là mình đã xử sự đúng.

- Jenni. Đừng bất công với chính mình như thế. Em còn rất trẻ. Theo như em nói, Kevin là người tình đầu tiên của em và điều ấy cũng tuyệt vời như khi em đang có ngoại Nana. Thời ấu thơ của em đã thiếu một người cha, anh trai, em đã phải lòng ngay khi người đàn ông đầu tiên đến với em. Em đừng quên điều đó.

Nàng ngầm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Hẳn anh có lý, Erich.

- Về vấn đề mấy đứa nhỏ. Em đừng bỏ phí tuổi thơ của chúng. Jenni. Chúng nó sẽ sung sướng biết bao nếu em luôn ở gần chúng. Anh nghĩ rằng chúng có thể ở với anh. Vậy thì, chúng ta hãy kết hôn đi Jenni. Đừng chần chờ gì nữa.

Nàng chỉ quen chàng mới được tuần lễ nay. Nàng cảm thấy hơi ấm từ bàn tay chàng tỏa ra trên những ngón tay mình. Họ thắm thiết nhìn nhau và biết trong ánh mắt họ có ánh sáng của tình yêu.

Và nàng đã biết rõ câu trả lời của minh dành cho chàng.

o O o

Trong căn hộ của Jenni. Erich và Jenni ngồi bên nhau chuyện vãn cho đến tờ mờ sáng.

- Jenni à, anh muốn nhận hai đứa nhỏ làm con nuôi. Anh sẽ bàn với luật sư để chuẩn bị hồ sơ cho MacPartland ký.

- Em không tin Kevin chấp nhận việc bỏ rơi các con.

- Anh có linh cảm trái lại với điều đó. Anh muốn các con mang họ của anh. Khi chúng ta lập gia đình rồi, không nên để Beth và Tina cảm thấy mình là những kẻ xa lạ. Anh sẽ là người cha biết săn sóc con. Anh thấy Kevin là một người cha thật tệ. Anh ta dửng dưng với các con. Vậy thì, khi Kevin cầu hôn em, anh ta tặng em loại nhẫn cuới gì nào?

- Không tặng gì cả.

- Tốt, anh sẽ sửa cái nhẫn của Caroline lại cho em.

Rồi vào chiều Thứ tư. Chàng gọi điện báo cho nàng biết là chàng đã hẹn gặp Kevin vào chiều Thứ sáu. Chàng đã nói:

- Jenni, anh nghĩ em nên để anh đi gặp Kevin một mình tiện hơn, được không em yêu?

Trong tuần, Beth và Tina không ngớt hỏi ông Erich khi nào đến. Chiều Thú sáu, khi Erich vừa vào nhà, các con nàng ôm chầm lấy chàng, thấy cảnh này, nuớc mắt Jenni dâng trào một niềm hạnh phúc vô biên.

Trong dịp ăn tối tại nhà hàng Four Seasons, chàng kể lại việc gặp gỡ Kevin cho Jenni nghe:

Chàng nói:

- Kevin không tỏ ra sẵn lòng gì lắm! Anh nghĩ rằng anh ta là loại người chỉ muốn '’thọc gậy bánh xe" đó em. Anh ta không muốn giữ lại mẹ con em đồng thời cũng không muốn dứt bỏ một ai. Sỡ dĩ anh muốn thuyết phục Kevin làm điều này vì lợi ích cho các con thôi. Thủ tục sẽ hoàn tất vào cuối tháng này. Việc nhận con nuôi sẽ có hiệu lực sáu tháng sau khi làm thủ tục và chúng ta hãy tổ chức đám cưới vào ngày 3 tháng Hai; vậy là gần một tháng sau ngày chúng ta gặp gỡ nhau. À còn cái này - Nàng ngạc nhiên khi thấy chàng đặt cặp da trên bàn, rồi lấy ra một vật và nói:

- Em xem cái này có hợp với em không? Đó là một chiếc nhẫn gắn đơn độc một viên ngọc bích. Jenni ngắm nghía viên ngọc không tỳ vết khi Erich luồn chiếc nhẫn vào ngón tay nàng. Erich lại nói: "Cuối cùng anh quyết định giữ chiếc nhẫn y nguyên như vậy, không sửa đổi gì, nó toàn hảo đến nỗi...’’

- Vâng, Erich, nó quá đẹp, Erich.

Lấy từ cặp ra một bó giấy tờ, Erich nói:

- Này, em yêu, chúng ta hãy giải quyết chuyện này luôn thể. Khi lập hồ sơ "Nhận con nuôi", các luật sư của anh cũng muốn hoàn tất luôn thủ tục kết hôn của chúng ta.

Nàng lơ đễnh hỏi:

- Thủ tục kết hôn ư?

Jenni đang mãi mê nhìn chiếc nhẫn. Phải chăng tất cả sự việc này là một giấc mộng? Không, đó là sự thật. Rõ ràng là sự thật. Nàng sẽ lấy Erich làm chồng. Nàng suýt phì cười khi nghĩ đến Fran đã nói Jenni, anh ta quá hoàn hảo. "Mẹ kiếp", anh ta không rời mắt khỏi chị; anh ta làm bọn con gái phát điên. Không thể được, hẳn phải có điều gì bí ẩn đây! Anh ta chắc hẳn là một người chơi bời, nát rượu hoặc nhiều vợ".

Nàng suýt nữa kể chuyện này cho Erich nghe. Nhưng rồi nàng đổi ý. Nàng nghĩ: '’Cô ta rất hời hợt, rồi chàng sẽ nghĩ sao về cô ta nhỉ?

Có tiếng nói của Erich bên tai nàng: " Đó là tại vì … có thể nói.. anh là một người khá giàu có… E ngại trước diễn tiến khá nhanh chóng của sự việc, những văn bản đó quy định rằng nếu trong vòng chưa đầy mười năm mà chúng ta phải ly hôn thì tài sản của gia đình Krueger sẽ không bị phân chia.

Nghe đến đó, Jenni nói ngay: " Nếu phải ly hôn, em sẽ không muốn lấy bất cứ cái gì của anh, Erich".

Erich gật đầu:

- Còn anh dầu chết còn hơn phải mất em, em yêu. Đây chỉ là thủ tục thôi.

Rồi đặt những văn bản bên cạnh dĩa ăn của Jenni, chàng nói tiếp:

- Em nghe rõ chưa, em có thể đưa hợp đồng này cho luật sư của em để họ tham khảo. Do đó, người ta nhờ anh nói với em rằng: "Sau khi xem xét hợp đồng, nếu em không bằng lòng với các điều khoản nêu thì em có thể giữ lại hồ sơ trong vòng hai ngày để tham khảo trước khi trao lại họ.

- Erich, em không có luật sư.

Nàng đảo mắt đọc sơ qua phần đầu của tờ hợp đồng. Chưng hửng trước những thuật ngữ pháp lý, nàng lắc đầu và nói tiếp:

- Em không thấy thích thú tí nào để đọc tất cả giấy tờ này. Em phải ký nơi đâu đây?

- Anh đã đánh dấu nơi em phải ký đó, em yêu.

Ký vội tên, Jenni thầm nghĩ, hẳn các luật sư lo ngại rằng nàng kết hôn với Erich chỉ vì tài sản của chàng, nàng cũng không có lý do gì để trách cứ họ. Nhưng dầu sao, điều ấy làm nàng cảm thấy khó chịu.

Erich giải thích:

- Và, em yêu, ngoài những thủ tục này, điều chính yếu của hồ sơ là việc ủy thác di sản cho mỗi đứa con gái sẽ thừa hưởng khi chúng được hai mươi mốt tuổi. Hồ sơ sẽ hiệu lực khi thủ tục nhận con nuôi được hoàn tất. Hồ sơ còn quy định em cũng được hưởng toàn bộ gia sản khi anh qua đời.

- Thôi Erich, đừng nói chuyện đó!


Kevin nói:

- Anh rất thích nghĩa cử của em, Jen. Ba trăm đôla sẽ giúp cho anh khối việc. Em luôn tỏ ra là người rất tử tế.

- Chúng ta đã cùng nhau trang bị đồ đạc trong căn hộ này mà Kevin, số tiền này cũng thuộc về anh phân nửa.

- Trời ơi. Anh nhớ lại hồi đó, ban đêm, cuộc xuống đường của chúng ta để lượm lại những bàn ghế mà người ta vứt bỏ cùng rác rưởi. Hẳn em còn nhớ, cái buổi chiều mà chúng ta đánh cắp chiếc ghế đôi này ngang nhiên trước mặt gã nào đó? Em đã ngồi lên bên trên khi gã đến gần.



Jenni nói:

- Em nhớ. Khi đó em nghĩ rằng gã sẽ đâm em một dao trong cơn tức giận, này, Kevin, lẽ ra anh phải đến sớm bởi Erich sẽ xuất hiện ở đây và anh ấy sẽ không vui gi khi gặp mặt anh.

Jenni và Kevin đứng trong căn hộ trống trơn. Hầu như chẳng còn gì. Jenni đã bán đi tất cả với giá không tới sáu trăm đôla. Thiếu vắng những bức tranh lito, những bức tường giờ lộ vẻ dơ bẩn và nứt nẻ. Căn hộ một phòng bỗng dưng trông thật xót xa đến nỗi mớ bàn ghế và thảm trải cũng không che giấu sự trần trụi của nó. Điểm nổi bật duy nhất ỏ đây là những chiếc vali mới toanh…

Kevin mặc một bộ veste bằng da đanh rất lịch sự. Nàng nghĩ thầm: ‘’Thật không ngạc nhiên khi anh ta luôn cháy tú’’. Nàng lạnh lùng quan sát Kevin, chú ý đến đôi mắt quầng thâm của anh ta. Nàng cảm thấy mình có lỗi, khi nghĩ rằng nỗi buồn của nàng vì xa căn hộ này còn lớn hơn nỗi nhớ Kevin.

Kevin nói:

- Em thật xinh đẹp, Jen. Màu áo này thật hợp với em. Nàng đang mặc một bộ đồ bằng vải lụa màu xanh. Trong một dịp đến chơi, Erich đã nài nỉ mẹ con nàng mua sắm mớ quần áo tại cửa hiệu SAK. Khi thấy nàng tỏ vẻ e ngại. Erich nói:

- Xem như em sẽ là vợ của anh khi những hóa đơn tính tiền được gởi đến.

Những chiếc vali hiệu Vuilton giờ đây đã đựng đầy những quần áo thời trang cao cấp. Nào là áo sơ- mi, san- đai, quần dài, váy dạ hội, giày bốt hiệu Raphael và hiệu Magli.

Thoạt tiên, nàng cảm thấy bối rối khi Erich phải trả tất cả tiền quần áo cho nàng trước hôn lễ. Nhưng sau đó, Jenni lại thích thú với cuộc sống của minh và, sung sướng khi có thể mua sắm đồ cho các con!

Nàng không ngừng thốt lên:

- Anh quá tử tế với mẹ con em.

- Anh yêu em. Jenni. Anh vui sướng khi thấy em chi tiêu.

Chàng rất tinh tế trong việc giúp nàng lựa chọn quần áo. Trước sự tận tình đó, Jenni trêu chàng:

- Đôi mắt của nhà họa sĩ có khác!.

Bất chợt, nàng nghe tiếng Kevin nói bên tai nàng:

- "Các con đâu? Anh muốn nói lời từ giã chúng"

- Fran đã dắt chúng đi dạo rồi. Chúng tôi sẽ đón chúng sau hôn lễ. Fran và ông Hartley sẽ dùng tiệc trưa với chúng tôi. Sau đó, chúng tôi đi thẳng ra sân bay.

- Jenni, anh nghĩ rằng em hơi hấp tấp trong chuyện này. Em vừa mới biết ông Erich chỉ trong vòng một tháng nay vậy mà...

- Như vậy cũng đủ, khi người ta đã vững tin ở chính mình, hoàn toàn vững tin. Và cả hai chúng tôi đồng lòng như thế.

- Vậy thì, về phần tôi, tôi luôn đắn đo trong vấn đề "nhận con nuôi". Tôi không muốn bỏ rơi mấy đứa con.

Jenni cố gắng che giấu sự nôn nóng của mình:

- Kevin, vấn đề này chúng ta đã bàn xong. Anh đã ký trên các giấy tờ rằng không lo cho các con, không chu cấp cho chúng. Do đó, nên mỗi người trong chúng ta có thể chọn bạn đời của mình. Anh đã khước từ một gia đình.

- Phản ứng của các con tôi sẽ thế nào khi chúng lớn lên và biết tôi đã bỏ rơi chúng?

- Các con sẽ nhớ ơn anh đã cho chúng dịp may để được sống với một người cha yêu thương chúng. Dường như anh đã quên tôi cũng là con nuôi rồi sao? Và, tôi luôn cám ơn người đã bỏ rơi tôi. Được nuôi dạy bởi Nana thật sự là một điều đặc biệt.

- Đồng ý là Nana thật tuyệt vời nhưng tôi không thích Erich Krueger, nơi ông ấy có một điều gì đó...

- Kevin!

- Được, tôi đi đây. Tôi sẽ nhớ em lắm Jenni, tôi luôn yêu em. Em đã biết điều đó mà. - Kevin cầm lấy tay nàng và nói tiếp: "Và tôi cũng yêu các con nữa".

Jenni thầm nghĩ: "Đây là màn ba - Kéo màn … Tất cả khán giả rút mùi xoa ra …

- Tôi van anh, Kevin. Tôi không muốn Erich trông thấy anh nơi đây.

- Jenni, sẽ có dịp dể tôi đẻn Minnesota. Tôi đã chạy vạy để được vào đoàn hát kịch Gunthrie ở Minneapolis, nếu có dịp tiện, tôi sẽ đến thăm em.

- Đừng, Kevin.

Nàng liền mở của để anh ta ra về. Bỗng, nàng nghe hệ thống máy nói nội bộ kêu lách tách. Jenni lo lắng nói: ‘‘Chắc hẳn là Erich đến! Suỵt! Tôi không muốn Erich thấy anh ở đây".

Erich đứng chờ ở ngoài, sau cánh cửa lớn bằng kính hai lớp. Chàng mang đến một hộp lớn bọc bằng giấy gói quà. Rụng rời, nàng thấy nụ cười chết sửng trên môi Erich khi chàng bắt gặp nàng và Kevin đứng trong hành lang.

Nàng mở cửa, mời Erich vào nhà và nói ngay:

- Kevin vừa đến đây trong một phút.

Rồi quay sang Kevin, nàng nói chia tay:

- Thôi chào nhé! Anh Kevin.

Kevin và Erich nhìn nhau không nói một lời. Rồi, Kevin nở nụ cười và cúi xuống bên Jenni. Anh ta hôn nàng trên đôi môi và nói với giọng thật riêng tư: '' Thật tuyệt khi được ở gần em. Anh cám ơn em lần nữa. Hẹn gặp lại em tại Minnesota nhé, em yêu".

Nhận xét

Top Truyện Hot

Pháp y Tần Minh hệ liệt

Pháp y Tần Minh hệ liệt Tác Giả:   Tần Minh Thể Loại: Truyện Ma Dài 👀Tình Trạng:  Đã Hoàn Thành   Đọc Truyện Giới thiệu truyện : Pháp y Tần Minh hệ liệt gồm 5 quyển: + Quyển 1: Người giải mã tử thi + Quyển 2: Lời khai câm lặng + Quyển 3: Ngón tay thứ mười một + Quyển 4: Kẻ dọn rác + Quyển 5: Người sống sót Tác giả: Bác sĩ pháp y Tần Minh 20 hiện trường vụ án khiêu chiến với tâm lý của con người. Đó là chính là 20 hồ sơ chưa từng được giới cơ quan công bố bởi sự tàn nhẫn, biến thái, kinh sợ...mà nó diễn đạt. Người giải phẫu tử thi sẽ thay lời vong linh nói lên sự thật, họ chính là những còn người sớm tối ở tiếp xúc với xác chết. Chín túi đựng tử thi, bàng quang có những mảnh đá vụt, hai chiếc xe chạy qua, đâu mới chính là kẻ thủ ác? Một người phụ nữ bị chặt rời bộ phận, tất cả đều được biến thành nến sáp, ai là hung thủ đã gây nên? Sự thật về cái chết của cô là như thế nào? Chiếc điện thoại bị vỡ thành hai mảnh, trong micro

Đừng để tôi phải giết anh

Truyện Ma 12H  - Xin đừng dù chỉ một lần yêu một ai đó trong sự hời hợt, không thật lòng, lợi dụng, giả dối. Xin đừng dù chỉ một lần làm tan vỡ trái tim những cô gái. Hãy tự chủ trong tình yêu dù lúc đó bạn có yêu người đó nhiều đến mức nào, tình yêu làm tan chảy mọi trái tim phụ nữ nhưng đừng để nó điều khiển, kiểm soát hay phá nát cuộc đời bạn. Bởi đơn giản, nó không đáng. Hãy để cuộc đời điều khiển luật nhân quả và có những thứ ắt sẽ phải trả giá. Tôi hộc tốc phóng xe về nhà, tôi không biết mình đi đâu nhưng tôi đang chạy. Tôi run... và sợ. Đôi tai ong ong, không nghe thấy gì, cảm giác như ai đó rượt đuổi theo mình. Khẽ khàng mỡ cửa, khẽ khàng dắt xe vào nhà.

Ma xô xe ở đèo Hải Vân

Truyện Ma 12H   -  Hé mắt nhìn ra phía trước bức tượng thì trời đất quỷ thần ơi, đập vào mắt bác 1 cảnh tượng rùng rợn đến sởn cả tóc gáy... Nói đến Đèo Hải Vân – Thiên Hạ Đệ Nhát Hùng Quan thì có lẽ ai cũng biết . Đây là con đèo thuộc dãy Trường Sơn ở miền Trung, là ranh giới tự nhiên giữa Huế và thành phố Đà Nẵng.

Bao hẩu quỷ

Truyện Ma 12H  - Giờ thì cô đã lõa thể, và khuôn mặt hơi chuyển sang mờ mịt. Nhạn chợt thò tay bóc ở cổ ném ra một tấm da, để lộ ra trên hốc cổ của mình một cái bọc phập phồng như con ễnh ương... Trong cõi nhân gian người ta thường tương truyền có lắm giống loài ma quỷ lạ. Trong những giống loài ấy, có đôi khi cũng chưa được nhắc tên đến bao giờ nhưng khi được miêu tả lại, vẫn khiến người ta phải kinh sợ.

Kilomet số 13

Truyện Ma 12H   -   Ở trên đời này, gieo nhân nào thì gặt qủa ấy. Hãy nhớ luật nhân quả báo ứng không trừ một ai... Tài lái chiếc Mecxedes bóng loáng, lao vun vút qua cây cầu dài bắt ngang qua con sông Hàn đến công ty làm. Vừa lái xe gã vừa huýt sáo theo nhịp của bài hát, mà cái Radio trên xe đang phát.

Hồng lạp dạ gọi hồn

Truyện Ma 12H  - Vợ hắn từ phòng bên nghe tiếng la vội chạy sang, và chỉ kịp nhìn thấy chồng gục xuống bàn. Lửa từ cây nến tàn đã bén sang tấm trải bàn, cháy lan sang các vật dụng khác... I. Đồn trưởng Lưu Mạnh tưởng như vậy là chiến thắng. Người ta đồn ầm lên về chuyện một hoa khôi mới vừa xuất hiện ở kỹ viện Hồng Nhan. Một người rành chuyện đã tô vẽ thêm: - Cô nàng này vốn là con nhà giàu, do gia cảnh bị sa cơ thất thế nên mới đem thân ngà ngọc bán vào chốn nhơ nhớp!

Hình nhân

Truyện Ma 12H  -  Trong gương, đứng sau lưng Mai là một nữ nhân với khuôn mặt tái nhợt, da dẻ mục rữa, đầu trọc lốc chỉ còn lún phún vài cọng tóc, đang há hốc chiếc miệng đèn ngòm rộng toác, hai hốc mắt sâu hun hút không ngừng tuôn ra từng giọt máu đen... Ánh nắng vàng rực xuyên qua từng kẽ lá, tạo thành những vệt dài đâm thẳng xuống mặt đất, làm nổi lên những hình sáng nguệch ngoạc đến quái dị. Lê từng bước nặng nhọc tới trước cửa sổ có những song sắt đã hoen rỉ, Quang Bảo đưa mắt về phía khu vườn sau nhà. Cậu thẫn thờ dõi theo từng chuyển động của vài chiếc lá đã khô héo, chỉ chực lìa khỏi cành. Đã cuối hạ, Sài Gòn vẫn oi bức, đến những cơn gió hiếm hoi thỉnh thoảng ùa qua cũng mang theo sự ngột ngạt đến khó thở.

Bóng ma trên tầng cao

Truyện Ma 12H  -  Ban đêm, gió lay động màn cây in bóng cành lá lên tường nhà. Những chiếc đèn pha ô tô đôi khi hắt mạnh ánh sáng vào những gian phòng rộng và đồ đạc cũ trong nhà như xuất hiện từ bóng tối, có những hình thù lạ và dễ sợ... Một ngôi nhà xanh hai tầng, một gác xép, một khu vườn, một nhà xe và rặng cây ngăn cách nhà hàng xóm. Người ta gọi là ngôi nhà xanh vì những cánh cửa sơn xanh.

Người tình và sợi dây thòng lòng

Truyện Ma 12H  -  Trong phòng, xác Trúc Quỳnh treo lơ lửng giữa trần nhà. An là người nhào vô trước, anh chụp lấy chân nàng đỡ lên. Nhưng lúc ấy anh đã cảm nhận được rằng mình tới đã quá trễ. Trúc Quỳnh đã chết!... Liễu Huệ đứng lấp ló mãi mà vẫn chưa dám gọi trong khi lòng dạ cô nóng ran, không thể chờ được nữa. Bên trong, anh chàng Thanh An đang say sưa giảng bài các học sinh đang chăm chú lắng nghe... Chính điều đó đã khiến cho Huệ không dám lên tiếng.

Con ma nhà xác

Truyện Ma 12H  -  Đồng hồ vừa gõ năm tiếng cũng là lúc Tư Lân chìm sâu vào giấc ngủ. Và cũng là lúc ông ta cảm giác như có ai đó đè lên người mình, suýt nghẹt thở... Tư Lân chỉ ú ớ rồi thôi... Dựng xong chiếc xe đạp cà tàng của mình vào một góc, Tư Lân lên tiếng ngay với người đồng nghiệp đang chờ để thay ca trực: - Xin lỗi có hơi trễ, kẹt xe quá trời anh Năm! Năm Sang, người trực ca ban ngày cười giả lả: - Đâu có sao, bù qua sớt lại mà, sáng mai tôi lại phải nhờ trực lố khoảng nửa tiếng. Bà xã ở nhà bị bệnh. Ông ta đứng lên gom đồ đạc chuẩn bị về. Trước khi đi, Năm Sang mở sổ ra và dặn: - Hôm nay có bốn xác mới nhập. Hai nam, hai nữ. Tất cả đều tử nạn giao thông.